Home Tin Nước Úc Danh sách giấy tờ, đồ đạc thiết yếu cần chuẩn bị trước khi sang Úc
Tin Nước Úc

Danh sách giấy tờ, đồ đạc thiết yếu cần chuẩn bị trước khi sang Úc

Báo thông tin Visa Du học, Du lịch, nhập định cư nước Úc

 Chuẩn bị trước khi sang Úc

1. Giấy tờ

Giấy tờ tùy thân: Passport, Drive license (bằng lái xe hơi nếu có thì nên mang đi, ở Úc công nhận bằng lái xe Việt Nam và có thể được dùng như một loại giấy tờ tùy thân).

  •  Visa Úc : mang theo 02 bản, photo 01 bản để ở nhà cho bố mẹ trong trường hợp bố mẹ cần chuyển tiền qua ngân hàng.
  •  Offer Letter:  mang theo 02 bản, để lại 01 bản bố mẹ cần chuyển tiền qua ngân hàng
  •  COE : mang theo 02 bản, để lại 01 bản bố mẹ cần chuyển tiền qua ngân hàng
  •  Chứng chỉ IELTS : mang theo 01 bản gốc và 01 bản photo
  •  Bằng tốt nghiệp cấp 3: mang theo 01 bản gốc và 01 bản photo
  •  Học bạ cấp 3: mang theo 01 bản gốc và 01 bản photo
  •  Bằng và bảng điểm Aptech: bản gốc
  • Giấy khai sinh: mang theo 01 bản gốc và 01 bản photo
  •  Ảnh thẻ: 3,5 *4,5, 3*4, 4*6 (mỗi loại tầm 04 cái)
  •  Địa chỉ, số điện thoại của nhà ở sắp tới và bất kì người quen nào ở Úc: nên viết ra giấy đề phòng điện thoại hết pin hoặc không sử dụng được.
  • Địa chỉ của trường sẽ học tại Úc: ghi sẵn ra một tờ giấy, tra cứu địa điểm sẵn có của trường trước khi đến.
  •  Một quyển sổ ghi chú: Hãy mang theo một quyển sổ nhỏ trong đó bạn ghi chép tất cả các địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email cần thiết như: trường học của bạn cùng tên những người có trách nhiệm , người quen , nhà bạn ở, tên các cô, thầy giáo, bệnh viện, công ty bảo hiểm, công ty thẻ tính dụng, ngân hàng của bạn, v.v… tránh ghi trong sổ này: các mã khoá (password), số tài khoản, số thẻ tín dụng, v.v…nói chung là các dữ liệu bí mật của bạn.
  • Danh sách giấy tờ, đồ đạc thiết yếu cần chuẩn bị trước khi sang Úc
    Danh sách giấy tờ, đồ đạc thiết yếu cần chuẩn bị trước khi sang Úc

    2. Sách vở và đồ dùng học tập

  •  Sách: Không nên mang sách theo vì sẽ không dùng đến. Tuy nhiên nếu cần phải sang để học Tiếng Anh thì có thể mang theo một vài cuốn thật sự hữu ích. Nếu có sách chuyên ngành thì mang theo.
  •  Từ điển: Anh Anh, Anh Việt và chuyên ngành hoặc Kim Từ điển cho gọn nhẹ.
  •  Dụng cụ học tập: Mang theo vài cuốn vở (Không cần nhiều vì nội dung bài giảng đã có sẵn trên mạng của trường chỉ việc in ra; thước kẻ, bút, bút chì, gài giấy, bút dạ quang (rất hữu dụng để đánh dấu nội dung quan trọng trong khi học), giấy ghi chú…
  •  Balô, túi đi học: 1-2 cái loại tốt.
  •  Máy tính cá nhân: rất cần thiết khi dùng để làm bài tập. Nên mua những loại thông thường để được phép mang vào phòng thi như Casio fx 500a,  CASIO fx-911w, CASIO fx85
  •  Laptop : mang 01 cái tốt đi để phục vụ cho học tập thật tốt

Lưu ý: Văn phòng phẩm bên Úc khá mắc

    3. Đồ dùng cá nhân

  • Đồ dùng cá nhân
  • Khăn mặt, khăn tắm nhỏ, sau đó sang đây có thể mua thêm.
  • Bàn chải đánh răng, lược chải đầu. Mỗi thứ một cái để dùng lúc mới sang.
  • Đối với các bạn nam: dao cạo và bàn cạo râu.
  • Đối với các bạn nữ: mang theo đồ trang điểm
  • Quần áo giày dép
  • Quần áo cá nhân: càng nhiều càng tốt tùy theo ý thích. Tại Úc, nếu biết chỗ và vào mùa sale thì cũng ko đắt lắm và cũng có nhiều đồ đẹp. Tuy nhiên nếu đồ không nặng và quần áo đang có sẵn thì nên mang. Có thể mang thêm một bộ tử tế mặc trong dịp Event, vest chẳng hạn.
  • Quần áo ấm: áo len, áo gió, khăn quàng cổ đủ để thay đổi và đủ ấm.
  • Tất/vớ: càng nhiều càng tốt, ở Việt Nam chủng loại phong phú hơn và rẻ hơn rất nhiều.
  • Giày dép: rất quan trọng vì bên này phải đi bộ rất nhiều. Nên mua ít nhất 2 đôi giày thể thao, giày bệt loại tốt, dép lào được dùng nhiều vào mùa nóng + 1 đôi dép đi trong nhà.
  • Mắt kiếng
  • Kính cận: nên đo mắt mà mang phòng thêm ít nhất 01 bộ kính nếu bạn bị cận. Mang theo cả đơn kính. Giá kính ở Úc rất mắc và bảo hiểm y tế cho sinh viên không gồm mắt kính.
  • Kính mát: có thể đem theo vài cái sử dụng khi đi biển, nên sắm.
  • Sức khoẻ
  • Răng: kiểm tra lại răng, trám răng nếu cần. Tương tự như kính, phí nha sĩ rất cao và không bao gồm trong bảo hiểm.
  • Thuốc thang: cảm, đau đầu, đau bụng, viêm lợi, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, dầu xoa, Vitamin… đủ dùng cho 01 năm nếu bạn nào thường xuyên cần đến những thứ đó. Nên mang theo Salonpas giảm đau đề phòng ko quen khi đi bộ bị đau chân thời gian đầu.

    4, Tài sản giá trị

  • Tiền: tùy theo nhu cầu mỗi người nhưng cần mang đủ dùng trong thời gian đầu chưa có tài khoản ngân hàng và cần xài tiền mặt, khoảng 500 – 1000 AUD. Lưu ý là Hải quan Việt Nam có hạn chế số ngoại tệ mang ra khỏi đất nước ( không mang quá 7000 $). Nên mang một ít tiền Việt để đến lúc về Việt Nam nếu chưa liên lạc được với gia đình người thân ra đón thì có sẵn tiền đi taxi về nhà.
  • Đổi tiền Việt ở bên này phải chịu tỉ giá rất thấp.
  • Máy ảnh & Laptop: mang theo nếu có. Nếu muốn mua bên này cũng được sẽ đảm bảo về mặt bảo hành và giá cả không chênh lệch nhiều.
  • Điện thoại di động: nếu bạn có sẵn cầm theo vì cũng gọn nhẹ. Tất cả ĐTDĐ ở Việt Nam mang sang Úc đều dùng được (GSM), sang đây chỉ cần mua sim của hãng di động bên này là xài được. Ở
  • Úc điện thoại di động đắt hơn Việt nam khoảng 1/3. Ngoài điện thoại dùng sim bên Úc, sinh viên có thể mang theo 01 chiếc điện thoại cũ, đen trắng cũng được để mua một sim khác gọi về Việt nam cho rẻ. Hiện tại bên Úc có rất nhiều hãng điện thoại có giá gọi quốc tế rất rẻ, chỉ 1-5cent mỗi phút. Tuy nhiên nếu dùng sim card đó để gọi trong nước Úc thì lại đắt nên sẽ thuận tiện hơn nếu có 02 cái điện thoại.

   5,  Thức ăn

  • Luật kiểm dịch của Úc rất nghiêm. Bạn sẽ bị phạt 100$ nếu mang theo thức ăn mà không khai báo.
  • Tất cả đồ biển khô (mực, cá bò, tôm khô), ô mai, chè, cà phê, bánh đậu xanh đều được cho phép mang vào Úc sau khi khai báo. Ruốc/chà bông: có người mang được có người không. Tránh tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật lợn, bò, thịt, trứng, sữa.  Những đồ ăn được phép mang nên đóng gói cẩn thận, kiếm vài cái nhãn thật đẹp dán lên để có vẻ là đồ đã qua xử lý cẩn thận không mang theo mầm bệnh.
  • Mì, cháo, miến ăn liền: Mang được. Nhớ là phải khai báo, không mang các loại mì, cháo, miến có gói thịt ướt (không phải gói oil đâu nhá) bên trong. Không nên mang theo quá nhiều chật vali và cũng chỉ dùng được một thời gian ngắn.
  • Nếu bạn nào thích nấu ăn thì nên mang theo những đồ phụ gia nấu ở Việt Nam như bột nêm, hạt nêm, gia vị Knorr rất tiện lợi.

6,  Một số vật dụng khác

Chăn gối, ga trải giường: nên mang theo vỏ chăn và vỏ gối với những kích thước thông thường.

  • Kích cỡ thông dụng ; 140×210,180×210,210×210. Phần ruột khi đi thuê nhà cũng thường có sẵn hoặc có thể mua nếu bạn không muốn dùng đồ cũ, mang cả phần ruột sẽ cồng kềnh hành lí. Tuy nhiên có thể mua chăn mỏng hoặc chăn hơi (để thu gọn lại ko tốn nhiều diện tích trong vali).
  • Ổ đổi điện: nếu mang theo đồ điện tử từ Việt Nam, các bạn sinh viên nên mua vài cái chuyển đổi ổ cắm từ dạng tròn sang chân cắm dẹt chéo hoặc 3 chân. Ở Úc tất cả đồ điện tử và ổ cắm đều ở dạng 3 chân.
  • Bàn là/Bàn ủi, máy sấy tóc: có thể mua được đồ second hand, tuy nhiên nếu hành lí không quá nặng có thể mang theo khỏi phải mua bên này.
  • Ô/dù: dùng khá nhiều, nên mang loại dù tốt và gọn nhẹ. Không nên mang áo mưa vì không dùng đến bao giờ.

    Danh sách giấy tờ, đồ đạc thiết yếu cần chuẩn bị trước khi sang Úc
    Danh sách giấy tờ, đồ đạc thiết yếu cần chuẩn bị trước khi sang Úc
  • Nồi cơm điện: Cồng kềnh và nặng, ko nên mang. Có thể mua đồ secondhand của sinh viên dễ dàng. Nếu ở share house thì hầu hết nhà đều có sẵn nồi cơm điện.

    7. Sắp xếp hành lý

  • Mỗi kiện không được quá 30 kg. Nếu quá trọng lượng trên sẽ phải bỏ bớt đồ sang túi khác. Luật này để bảo đảm sức khoẻ cho các nhân viên làm việc tại sân bay.  Nếu mang theo thức ăn và vật dụng làm từ gỗ, phải khai báo và làm thủ tục hải quan tại cửa đỏ. Nên để tất cả các thứ đó riêng ra 01 túi, để khi khai báo hải quan cho được nhanh, như thế không phải mở vali chính ra (trừ khi gặp nhân viên hải quan quá khắt khe). Nếu không có gì để khai báo có thể đi ra Cửa xanh. Trước khi máy bay hạ cánh, tiếp viên sẽ đưa một tờ khai để điền xem bạn có mang theo những thứ cần phải khai báo hay không. Hải quan Úc đặc biệt khắt khe trong việc kiểm dịch thức ăn.
  •  Sau khi đã hỏi được cụ thể cân nặng hành lý được mang theo thì đóng gói đồ như sau: Chia làm 1 hoặc 2 Vali tuỳ theo cân nặng. Chia đồ cần mang làm 3 loại
  •  Loại 1: Tối cần thiết, không thể không mang
  • Loại 2: Cần thiết và cũng rất cần
  •  Loại 3: Mang theo thì nặng, không mang thì tiếc
  •  Xếp Vali theo 3 lớp theo thứ tự từ 1-3 từ dưới lên. Để đến lúc ra sân bay, có bị quá cân thì có thể nhanh chóng, dễ dàng mở vali vứt đồ không cần thiết mà không phải bới tung.
  •  Tốt nhất là những giấy tờ quan trọng thì bỏ vào ngăn phía trong của balo đeo theo người.
  • Những cái tối quan trọng hơn như tiền, passport thì bỏ vào túi nhỏ hơn theo chéo trước (loại có đóng nắp) hoặc bỏ vào túi phía trong của áo khoác.
  •  Nên để vài bộ quần áo hàng ngày, khăn mặt, khăn tắm, lược… ở vali xách tay, để trong những ngày đầu nếu chưa đến được chỗ ở cố định thì ko phải dỡ vali lớn ra mà vẫn có cái dùng.
  •  Để tránh trường hợp thất lạc Vali, in một tờ giấy khổ A4 hoặc tự ghi tên tuổi, địa chỉ mình sẽ đến và dán vào Vali.
  •  Dù có mang được nhiều đồ thế nào thì cũng không thể đủ, sang đó mua sau.

    8. Các hướng dẫn khác

  • Khi đến sân bay, trước hết là làm thủ tục nhập cảnh, sau đấy sẽ đi lấy hành lý và làm thủ tục hải quan.
  • Cẩn thận không trông hộ đồ của người khác cũng như không rời mắt khỏi hành lý của mình. Không cầm hộ hành lý cho người khác ( đề phòng kẻ gian nhờ cầm hộ đồ cấm hoặc bất hợp pháp, kể cả chai nước.. :v)
  • Nếu trong chuyến bay có đoạn Transit, xem đúng thời gian để quay lại sân bay kịp thời, đi chuyến tiếp theo.
  • Khi làm thủ tục hải quản xong và ra ngoài, nếu chẳng may không gặp được người đi đón, nên tìm đến Information/Welcome Desk ở đó sẽ có người giúp đỡ bạn. Chúc bạn có chuyến đi thật tuyệt vời đến Úc!       

                                                                                                        Theo Vietucnews   

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...