Home Tin Nước Úc Sydney Có gì bên trong ‘trang trại xác chết’ ở Sydney – Nơi vén màn nhiều bí ẩn vụ án kinh hoàng ở Úc
SydneyTin Nước Úc

Có gì bên trong ‘trang trại xác chết’ ở Sydney – Nơi vén màn nhiều bí ẩn vụ án kinh hoàng ở Úc

Tin nước Úc – “Trang trại xác chết”nằm ẩn sâu trong khu rừng rậm dưới chân núi ở Sydney, Australia. Đây là nơi tập trung những thi thể được hiến tặng cho các nghiên cứu y học và chỉ có các nhà khoa học thường xuyên lui tới.

Trung tâm nghiên cứu thi thể người ATTER là cơ sở thực nghiệm bí mật được xây dựng phía sau những hàng rào thép gai chắc chắn, nằm ở vùng ngoại ô, cách xa trung tâm thành phố Sydney. Bên trong khu liên hợp dưới sự giám sát chặt chẽ của camera giám sát có khoảng 45 thi thể còn sót lại, có những thi thể nằm ngay dưới gốc cao su, một số khác thì đã được chôn cất.

Đối với các chuyên gia, đây là nơi duy nhất nghiên cứu quá trình phân hủy của cơ thể con người bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Có rất ít người  đến sự tồn tại của “trạng trại hiến tạng tập thể” này.

Giáo sư Shari Forbes là giám đốc trung tâm nghiên cứu. Khu vực bên trong dải băng màu hồng là nơi những thi thể đang trong quá trình phân hủy.

“Trang trại xác chết” nằm dưới chân dãy núi Blue, phía tây Sydney và được bao quanh bởi hàng rào dây thép gai và CCTV theo dõi liên tục.

Trung tâm được thành lập với sự hợp tác đa ngành giữa các cơ quan nghiên cứu, cảnh sát, các cơ quan pháp y và đứng đầu là Đại học Công nghệ Sydney.

Công việc nghiên cứu về sự phân hủy cơ thể người giúp cảnh sát trong việc tìm kiếm, xác định nguyên nhân hay phục hồi các thi thể các vụ tai nạn hay ám sát, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình điều tra trong các vụ mất tích, giết người hay thiên tai.

Giám đốc AFTER, Giáo sư Shari Forbes, yêu cầu phóng viện chỉ miêu tả đây là một cơ sở nắm dưới chân núi Blue, thuộc vùng Hawksebury, bang New South Wales với hàng rào thép gai cao 2.4 m (hàng rào thép 1.8 m, hàng rào gai 0.6 m) bao quanh khu vực rộng 4.8 ha. Bên trong hàng rào có một tòa nhà trụ sở màu xanh hòa lẫn với màu cây rừng. Giáo sư cho biết: “Nếu không tìm kiếm, bạn sẽ chẳng bao giờ thấy nó.”

Trung tâm nằm trong một khu rừng rậm ít người qua lại, chỉ có các nhà nghiên cứu thường xuyên lui tới.

Những ngôi mộ nông được đánh dấu bằng cờ màu.

Chia sẻ với Daily Mail, giáo sư Forbes cho biết bà rất kính trọng những người đã hiến xác. “Đây là một món quà quý báu cho khoa học. Nếu không có những thi thể này, sẽ chẳng có cơ sở hay bằng chứng nào hết”.

Những nơi có thi thể được chôn hay những nơi còn sót lại phần thi thể đang phân hủy được đánh dấu bằng cờ màu. Có khoảng 30 thi thể ở trên mặt đất, một vài thi thể mới được vận chuyển đến đây một tháng trước, nhưng cũng có thi thể đã ở đây được hai năm.

An ninh ở đây luôn được thắt chặt, tại trung tâm chưa từng xảy ra sự cố nghiêm trọng nào trong suốt 2 năm qua.

Giáo sư Shari Forbes đang chuẩn bị quần áo bảo hộ trước khi bước vào khu vực nghiên cứu rộng 4.8 ha.

Các cơ thể được bảo vệ khỏi động vật và chim bằng những chiếc lồng chống ăn mòn. Giáo sư cho hay: “Chúng tôi có khả năng lưu giữ được tất cả các thi thể được hiến tặng. Tôi không muốn thấy hình ảnh những con chim tha các bộ phận cơ thể đi cách xa nơi đây 5km

Dân cư địa phương biết đến sự tồn tại của trung tâm này. Tuy nhiên, hàng rào lớn được dựng lên để sự tò mò của người dân xung quanh. Giáo sư Forbes cho biết bà hiếm khi đề cập đến AFTER là “trang trại xác tập thể”, trừ khi trò chuyện với những người hiến tặng còn sống.

Nữ giáo sư chia sẻ, bà thấy môi trường làm việc ở đây vô cùng bình yên, chẳng có gì là kỳ quái. ” Tôi thích làm việc ở đây hơn là ngồi trong văn phòng”.

Trước khi trung tâm được thành lập, các nhà khoa học thường dựa vào nghiên cứu được thực hiện tại 6 địa điểm của Mỹ. Dù rất quý giá với nhiều nhà điều tra pháp y, nhiều nghiên cứu không thể áp dụng trong điều kiện môi trường Australia.

Ở đây, các thi thể được chôn cất hoặc lưu giữ cùng với quần áo bao gồm cả đồ lót, giày và tất. Mỗi thi thể được nghiên cứu cho mục đích pháp y khác nhau. Có những thi thể còn mang cả  đồ trang sức, đeo kính, có ví trong túi và thậm chí có cả thẻ ATM trong ví.

Mỗi thi thể trong trung tâm được gắn với một cốt truyện, một tình huống giả định khác nhau.

Giáo sư Forbes cho biết họ cố gắng dựng lại theo tình huống ngoài đời thực. Những người hiến tặng đều biết chính xác những gì sẽ diễn ra sau khi họ qua đời.

Nghiên cứu của giáo sư tập trung vào việc xác định cấu hình hóa học của mùi phân hủy. Vì vậy mùi hôi thối của các thi thể đang phân hủy không hề khiến bà kinh hãi.

Giáo sư Forbes cho biết” “Mong muốn của chúng tôi không phải là sự tham gia của tất cả mọi người. Chỉ cần có 5 đến 10 người mỗi năm là tốt lắm rồi”. Tuy nhiên đến nay, đã có 500 người đăng kí hiến tặng sau khi qua đời.

 

Hầu hết người tình nguyện đều là người cao tuổi, và chỉ có một bộ phận nhỏ người bị bệnh hiểm nghèo hiến tặng.

Các nhà nghiên cứu nước ngoài rất quan tâm đến trung tâm. Chúng tôi luôn chào đón họ, đặc biệt là nhà khoa học đến từ Anh và phía nam bán cầu. Nhà báo, biên kịch và nhà văn là những người không được phép tham quan khu vực này“.

Giáo sư Forbes rất yêu công việc của mình “Tôi thích làm việc ở đây hơn so với ngồi trong văn phòng”.

Theo SaoStar

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...