Home Tin Nước Úc Cảnh báo mới về nạn lừa đảo người xin thị thực vào Úc
Tin Nước Úc

Cảnh báo mới về nạn lừa đảo người xin thị thực vào Úc

Đại Diện Di Trú Úc
Từ 18/5/2016, OMARA sẽ ngưng cấp giấy xác nhận hành nghề và thẻ ngành cho các đại diện di trú.

www.Alouc.com – Những người đang xin thị thực, quyền công dân hoặc đang muốn được tư vấn về vấn đề nhập cư vào Úc cần hết sức thận trọng và cảnh giác trước những chiêu trò lừa đảo lấy tiền của tội danh khắp nơi trên thế giới. 

Bộ Di trú Úc và Bảo vệ Biên giới Úc (Department of Immigration and Border Protection – DIBP) vừa đưa ra một cảnh báo mới về nạn lừa đảo từ những tội phạm nhắm đến người xin đang xin thị thực và có thị thực.

Đại Diện Di Trú Úc

Dù vẫn chưa có vụ lừa đảo quy mô lớn nào được xác định, nhưng DIBP nói rằng hiện tượng này diễn ra khắp mọi nơi và dưới mọi hình thức bao gồm thư điện tử, điện thoại, không những thế còn qua đường bưu điện.

Lừa đảo là hành vi cố ý đánh lạc hướng người khác để lấy trộm tiền bạc, tài sản hoặc thông tin cá nhân, cũng như những thứ có giá trị khác một cách không trung thực.

“Chúng tôi biết có những tội phạm trên khắp thế giới đã lợi dụng vấn đề nhập cư và thị thực để lừa đảo lấy tiền từ mọi người. Đôi khi chúng sẽ sử dụng tên của chúng tôi để khiến cho câu chuyện trở nên có vẻ hợp pháp,” một người phát ngôn của DIBP nói.

“Trách nhiệm của bạn là cảnh giác và cẩn thận để tránh bị lừa. Hãy giữ cho bản thân được an toàn bằng cách tìm hiểu về những chiêu thức và xu hướng lừa đảo hiện có. Chúng tôi đã cảnh báo mọi người về hiện tượng lừa đảo qua điện thoại đang tràn lan gần đây. Những kẻ này thường gọi điện mạo danh nhân viên từ các bộ phận hoặc tổ chức chính phủ khác,” người phát ngôn giải thích.

“Kẻ lừa đảo luôn khẳng định rằng nạn nhân cần nộp ngay một khoản phạt vì đã bị cáo buộc vi phạm một lỗi nào đó. Chúng tôi có thể xác nhận luôn rằng sẽ không bao giờ yêu cầu bạn nộp phạt hoặc trả bất cứ khoản phí nào qua điện thoại,” ông nói thêm.

Một hình thức lừa đảo phổ biến khác liên quan đến những người đang có thị thực là khi họ nhận được điện thoại từ một cá nhân xưng là nhân viên của sở di trú. “Người gọi điện có thông tin hộ chiếu và ngày sinh của nạn nhân, nói rằng ngày sinh trong hồ sơ không chính xác và cần được thu phí để cập nhật,” người phát ngôn miêu tả.

Một loại lừa đảo khác sử dụng những địa chỉ email có đuôi “.pn” giả mạo email đến từ bộ nhập cư. Kẻ lừa đảo sẽ liên lạc với nạn nhân thông qua một địa chỉ email giả và làm như email đến từ bộ hoặc những cơ quan khác của chính phủ Úc. Địa chỉ email được kẻ lừa đảo sử dụng không phải là địa chỉ email thực sự của bộ và thường kết thúc bằng “.pn”. Ví dụ như[email protected] hoặc [email protected].

“Bạn có thể nhận được một email dù không có yêu cầu, sau khi cung cấp thông tin đăng kí trên một trang web tìm việc làm, hoặc trả lời một quảng cáo tuyển dụng giả mạo. Bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân cho kẻ lừa đảo, và sau đó là trả một khoản phí thông qua hệ thống chuyển tiền Western Union,” người phát ngôn nói.

Những lưu ý khi làm việc với các dịch vụ di trú, luật sư tại Úc - alouc.com

“Nạn nhân cũng có thể được thông báo rằng họ đã được chọn vào một chương trình tái định cư thông qua hệ thống bốc thăm điện tử. Kẻ lừa đảo giả vờ như đến từ một công ty nào đó để liên lạc với bạn. Bạn sẽ bị đưa vào một quy trình ghi danh giả mạo, được yêu cầu liên lạc với bộ nhập cư thông qua địa chỉ email giả có đuôi ‘.pn’”, ông nhấn mạnh.

“Hãy cẩn thận. Chúng tôi sẽ không bao giờ gửi thư từ địa chỉ email có đuôi là ‘.pn’. Chúng tôi cũng sẽ không yêu cầu bạn trả khoản phí nào trực tiếp thông qua Western Union. Chúng tôi cũng không cung cấp chương trình tái định cư thông qua những email tự động hoặc bốc thăm điện tử. Nếu bạn nhận được một email có nội dung tương tự, tốt nhất là đừng trả lời,” ông nói thêm.

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...