Home Tin Nước Úc Cách Thổ dân Úc sử dụng cây quả rừng
Tin Nước Úc

Cách Thổ dân Úc sử dụng cây quả rừng

Khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới đến học về cách Thổ dân Úc sử dụng cây quả rừng làm thực phẩm và thuốc. Đó cũng là cách lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống.

 

Hàng thế kỷ, Thổ dân Úc vẫn dùng những các loại rau quả bản địa làm thức ăn và thuốc và những kiến thức về cây rừng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những loại cây trái này thường được gọi là ‘bush tucker’ (cây quả rừng). Những loại thực phẩm bản địa hiện nay đang ngày càng phổ biến vì mọi người hiện quen với nhiều loại hương vị khác nhau. Tuy nhiên việc chuẩn bị rau quả rừng cần phải được thực hiện đúng cách vì nếu làm không đúng chúng có thể gây nguy hiểm chết người.

Richard Bing, được xem là một Djundjurru trong tiếng Djabugay của thổ dân trong bộ lạc của anh ở vùng rừng nhiệt đới gần Cairns thuộc phía Bắc của Queensland, học được cách ăn quả rừng từ những lời truyền dạy của thế hệ trước.

“Rất nhiều những kiến thức này tích tụ được từ việc thử đi thử lại và vào nhiều mùa khác nhau trong một thời gian dài,” anh nói. “Tôi học được hầu hết là từ bà trước khi bà mất và còn từ cha của tôi nữa. Khi chúng tôi đi bắt cá, ông ấy dạy chúng tôi về những loại quả, thuốc có ở đó.”

Richard Bing được xem là một Djundjurru trong ngôn ngữ Djabugay. (Photo: Mark Rigby, ABC)
Richard Bing được xem là một Djundjurru trong ngôn ngữ Djabugay. (Photo: Mark Rigby, ABC)

Richard Bing được xem là một Djundjurru trong ngôn ngữ Djabugay. (Photo: Mark Rigby, ABC)

Djundjurru  hiện nay đưa khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới tham gia các tour du lịch dạy về cây quả trong rừng cũng như các loại thuốc tại Công viên Văn hóa Thổ dân Tjapukai.

Anh đưa ra ví dụ về loại lá của cây ‘lemon myrtle’ có thể dùng làm rau thơm dùng cho cá và các món khác.

“Nó rất tốt để chữa cảm và ho nữa,” anh nói. “Chúng tôi cho những lá này vào một tô nước âm với bọc khăn hoặc rạ và để lên đầu, nó như là dầu Vicks mà mọi người sử dụng hiện nay.”

Djundjurru cho biết một số kiến thức của cha ông truyền lại bị mất đi theo thời gian nhưng anh hi vọng sẽ có thể truyền lại những gì mình biết cho những người khác để giúp gìn giữ nền văn hóa của mình.

“Ví dụ những người ở vùng nhiệt đời không dùng loại khoai môn khổng lồ nữa,” anh nói. “Khoảng 30 hay 40 năm trước chúng tôi quên mất cách để khử đọc từ chúng nên giờ chúng tôi không động vào chúng nữa.”

Ý thức giúp giữ những kiến thức tồn tại, Djundjurru muốn đảm bảo rằng những kiến thức này được truyền đi qua nhiều thế hệ sau nữa. 

“Tôi sẽ truyền lại những gì tôi biết cho con gái và con trai nhưng tôi cũng muốn dạy những người khác,” anh nói. “Tôi muốn đến các trường học và dạy chúng về những loại quả rừng và đi săn để chúng có cái gì đấy cho mình và có gì đấy để nói về khu vực này.”

Richard Bing được xem là một Djundjurru trong ngôn ngữ Djabugay. (Photo: Mark Rigby, ABC)
Richard Bing được xem là một Djundjurru trong ngôn ngữ Djabugay. (Photo: Mark Rigby, ABC)
(Photo: Mark Rigby, ABC)

Djundjurru cho biết quả đậu vỏ cứng có khoảng 8 đến 9 hạt bên trong và có thể ăn được nhưng bạn phải cẩn thận. “Quả ăn ngon là quả có kích thước của một chiếc sáo,” anh nói. “Cây càng to, thì quả cũng to. Bạn phải đập để mở lớp vỏ cứng, lấy hạt đậu bên trong. Nhưng bạn phải cẩn thận vì nó có đọc, nếu tôi ăn nó ngay thì tôi sẽ chết từ từ và rất đau đớn.”

(Photo: Mark Rigby, ABC)

Djundjurru cho biết những phụ nữ trong bộ lạc chuẩn bị loại đậu này theo cách truyền thống là bỏ chúng vào bột để làm bánh mì. “Các bà, các cô thường cạo lớp vỏ nâu để lấy phần thịt,” anh nói. “Họ vùi nó vào than và nướng ở dưới nền đất đến khi chúng mềm như khoai tây. Sau đó họ xay chúng mịn và bắt đầu quá trình rửa chúng trong ba ngày để loại bỏ hết các độc tố. Sau đó bạn có thể dùng chúng như bột để làm bánh mì.”

(Photo: Mark Rigby, ABC)

Djundjurru cho biết có rất nhiều quả rừng nhìn rất ngon mắt nhưng rất độc nếu bạn không biết cách xử lý chúng.

“Cây mè có trái màu cam khi chúng chín,” anh nói. “Đó là một loại quả nữa mà chúng ta có thể lấy bột, nhưng các bà các mẹ thường nướng chúng trước,” anh nói. “Sau đó họ để chúng trong một túi dưới vòi nước chảy để độc tố thoát ra ngoài, giống như là loại quả đen vỏ cứng.”

(Photo: Mark Rigby, ABC)

Djundjurru cho biết cây táo cocky có ý nghĩa quan trọng với bộ lạc của anh. “Nếu bạn bị một con rắn độc hay nhện cắn, dùng loại lá này để hút độc ra,” anh nói. “Tuy nhiên, nếu chúng tôi dùng chúng để đi bắt cá. Chúng tôi tạo một đê nhỏ ở vũng nước, đập vụn vỏ cây và thả xuống nước. Một khi chúng nổi lên, chúng sẽ lấy hết không khí trong nước và làm lũ cá ngộp phải ngoi lên. Đó là cách chúng tôi chơi gian.”

 

Nguồn : Australiaplusdpuf

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...