Home Tin Nước Úc Bộ Nội vụ Úc “hào phóng” khi cấp visa có thời hạn lên tới 22 năm
Tin Nước Úc

Bộ Nội vụ Úc “hào phóng” khi cấp visa có thời hạn lên tới 22 năm

Tin Tức Nước Úc – Một đương đơn sau khi nhận được quyết định cấp visa từ Bộ Nội vụ đã phát hiện ra thời hạn visa của cô đã được Bộ Nội vụ ‘hào phóng’ cho tới 22 năm.

Cố vấn di trú nổi tiếng ở Melbourne đã kể cho SBS Vietnamese về trường hợp của khách hàng của anh, khi người này được cấp visa 309 (visa tạm trú kết hôn nộp tại Việt Nam) với thời hạn từ 16/03/2016, và hết hạn vào ngày 18/03/2038. Nghĩa là tổng cộng là 22 năm, một con số không tưởng.

Theo luật, visa kết hôn tạm trú 309 được cấp và có hiệu lực cho đến khi Bộ Nội vụ có quyết định về hồ sơ xin visa thường trú, thông thường là 2 năm.

Đây không phải là lần đầu tiên Bộ Nội vụ có sơ xuất như thế này, và tỷ lệ sai sót trong các thông tin khi đưa ra quyết định cũng không phải là thấp.

Được biết, trước đây Bộ Nội vụ cũng có trường hợp sai sót tương tự trong phần ghi thời hạn nên đến 100 năm.

May mắn cho người khách hàng này là sai sót như thế này không có ảnh hưởng xấu đến thời gian cô được ở lại Úc, cũng như không làm ảnh hưởng đến tiến trình xin visa thường trú của cô.

Và trong trường hợp này thì quyết định của khách hàng lẫn đại diện di trú là không thông báo cho Bộ Nội vụ về nhầm lẫn trên, vì dù sao đây là lỗi của họ và cũng không gây ra hậu quả nghiêm trọng nào.

Thế nhưng, không phải ai cũng ‘may mắn’ bỗng dưng được cấp visa cho phép ở Úc với khoảng thời gian lâu như vậy, đã có những trường hợp nhầm lẫn của Bộ Nội vụ gây ra hậu quả cho đương đơn.

Nhiều hồ sơ đã bị Bộ Nội vụ nhầm lẫn khi ghi tên sai, thông tin cá nhân sai, hoặc áp dụng sai điều khoản cho visa.

Hoặc đã từng có trường hợp xảy ra cho một cặp vợ chồng ở Sydney, người vợ xin visa sinh viên và người chồng là visa phụ thuộc. Nhưng đến khi cấp visa, Bộ Nội vụ lại chuyển người chồng là đương đơn chính giữ visa sinh viên, và ngược lại. Nghĩa là, người vợ đáng lẽ phải đi học thì giữ visa phụ thuộc, còn người chồng phụ thuộc thì lại nhận visa đi học.

Những trường hợp như vậy, nếu phát hiện ngay thì có thể yêu cầu Bộ Nội vụ chỉnh sửa thông tin, tuy nhiên nó cũng gây mất thời gian chờ đợi cho người xin visa, và ảnh hưởng đến ngày nhập học hoặc ngày bắt đầu đi làm của họ.

Và không phải lúc nào người dân cũng có thể phát hiện ra tất cả những sai sót có thể có khi nhận được quyết định cấp visa với rất nhiều điều khoản trong đó. Và biết đâu những sai sót đôi khi lại gây hậu quả nghiêm trọng đến cuộc sống của một người.

Quy định visa mới: Người nhập cư Úc phải sống tại khu vực nông thôn

Bệnh do lỗi đánh máy hay do thiếu trách nhiệm?

Với việc Bộ Nội vụ mới đây cắt giảm nhân lực, đồng nghĩa với việc thời gian chờ xét visa lâu hơn, và những nhân viên Bộ Nội vụ phải làm việc nhiều hơn để xử lý những hồ sơ tồn đọng thì những sai sót xảy ra như viết sai chính tả hay đánh máy sai là những lỗi thường gặp và cũng có thể hiểu được.

Thế nhưng các văn bản của Bộ Nội vụ khi được ban hành đều có giá trị pháp lý và ảnh hưởng tới cuộc sống của một con người. Nhân viên của Bộ nên tập trung và có trách nhiệm hơn để hạn chế tối đa những sai sót đáng tiếc như việc đánh máy sai, để người dân cảm thấy an toàn và yên tâm tự tin mình sẽ không là nạn nhân của một cái lỗi rất chi là nhỏ nhặt ấy.

Theo SBS Vietnamese

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...