Home Tin Nước Úc Bạn đã bị lừa mua hàng như thế nào ở Úc?
Tin Nước Úc

Bạn đã bị lừa mua hàng như thế nào ở Úc?

Woolworths là tâm điểm của trò đùa trong tuần này sau khi quảng cáo giảm giá bất thường.

Woolworths đã sale món hàng chỉ với 1 cent

Siêu thị này đã giảm giá khủng cho một món đồ chơi, từ $20 xuống còn $19.99, và đã quảng cáo với biển hiệu quen hiệu của nó với châm ngôn “Cheap Cheap Special”.

Mức giá này, thật sự thì không phải là tồi – món đồ chơi này được bán mắc hơn đến $10 tại Toys’R’Us – nhưng tại đây, họ hoàn toàn không có giảm giá.

Tại sao lại phải bận tâm với việc sale hàng như vậy?

Có rất nhiều loại giảm giá trên thế giớii này. Tất cả được đặt ra nhầm giúp công ty.

Một số loại giảm giá gây ảnh hưởng đến những người mua sắm, nhưng một số lại giúp ích cho họ.

Nếu bạn không biết rõ 5 loại giảm giá sau, bạn có thể sẽ còn bị lừa dài dài.

 

1. Để giá giảm kết thúc với .99. Điểm người tiêu dùng: 1/10

Đợt giảm giá của Woolworths vừa rồi đã xảy ra, bởi vì nhà quản lí biết được nguyên tắc rằng mọi vật sẽ được bán chạy hơn nhiều với giá $19.99 thay vì $20.

Lí do sẽ thành công hơn với mức giá như vậy bởi vì chúng ta thường đọc từ trái sang phải. Khi bạn nhìn thấy một món hàng với giá 19, bạn sẽ tin rằng nó rẻ hơn so với khi nó bắt đầu bằng 20. Con số đầu tiên bạn thấy sẽ dư âm lại trong đầu bạn lâu hơn.

Everyone knows 149.9 cents sounds cheaper than 150. But we still get sucked in.
Mọi người đều biết 149.9 cents nghe có vẻ rẻ hơn 150. Nhưng tất cả chúng ta đều bị cuống hút vào đó. Nguồn:News Limited

 

2.Giảm giá ảo nhiều so với giá cũ. Điểm người tiêu dùng: 1/10

Nhiều khi đợt giảm giả chỉ là trò lừa đảo. Mức giá cũ chỉ là một thứ không có thật

Ví dụ yêu thích của tôi là một câu chuyện từ một thợ may giả vờ hơi bị lãng tai.

Anh em nhà Druneck, Sid và Harry, sở hữu một shop may cho nam vào thâp niên 1930s. Bất cứ khi nào Sid có một người khách mới, ông hỏi khác nói lớn hơn một chút. Khi khách hàng tìm được một cái áo mà họ thích và hỏi giá, Sid hỏi em của mình, “Harry, cái áo này bao nhiêu vậy?” Harry liền trả lời, “Cái áo làm toàn bằng lông tuyệt đẹp đó, $42”.

Sid bèn quay qua và nói với khách, “Cậu ấy nói $22”. Vì thế người khách liền vội vã mua cái áo đó và chạy ra khỏi shop với mức giá hời vừa đạt được trước khi Sid tội nghiệp phát hiện ra “lỗi” của ông.

Cái mẹo này có hiệu quả với hai lí do. Đầu tiên, nhìn thấy một cái giá gốc cao, làm cho bạn nghĩ rằng chất lượng của nó cực tốt. Những người đàn ông rời khỏi tiệm may đã nghĩ rằng họ đã có được cái áo mà đáng lẽ ra họ không tài nào chi trả nổi.

Thứ hai, việc giảm giá nhiều sẽ làm cho bạn nghĩ rằng đi dò giá sẽ là một việc phí thời gian. Khi đi tham khảo giá với các shop khác, nếu bạn tìm được một món được giảm giá nhiều, bạn thường sẽ mua nó ngay lập tức.

 

3. Giảm giá những món thường được mua nhiều nhất. Điểm người tiêu dùng: 4/10

Thường thường, shop sẽ giảm giá một vật gì đó để lừa bạn. Có thể vật đó sẽ làm cho shop đó bị lỗ. Món mà họ giảm thường là thứ bạn mua thường xuyên, vì vậy, bạn sẽ biết giá của nó.

Khi mà siêu thị giảm giá sữa đến mức $1, ví dụ, thì sẽ có cơ hội lớn là họ đang sử dụng chiêu thức này. Trong khi đó, món hàng gì đó mà bạn không mua thường xuyên có thể đã bị nâng giá lên.

Vì vậy, cơ hội mà khi bạn tính tiền với mức giá bình thường sẽ rất là cao. Nhưng nếu bạn là một người cẩn thận và biết rõ giá, bạn có thể sẽ sử dụng ngược lại chiêu thức này và thắng được các nhà quản lí.

Another example is books at Big W — they’re often sold at a loss, to make you think the rest of the store is cheap.
Một ví dụ khác là những cuốn sách ở Big W – chúng thường được bán với giá lỗ, để làm cho bạn nghĩ rằng những vật còn lại ở shop sẽ rẻ. Nguồn: News Corp Australia

4. Giảm giá cho người già. Điểm người tiêu dùng: 7/10

Các công ty phải gặp khó khăn trong việc quyết định giá cho tất cả mọi người. Liệu họ nên bán nhiều thứ với giá thấp? Hoặc ít hơn với giá cao hơn?

Giảm giá cho người già sẽ giúp cho các công ty làm được cả hai. Họ có thể bán những món đồ cho người già, mà họ thường không mua chúng. (Tên kỹ thuật cho trò này là phân biệt giá cả.) Vấn đề duy nhất cho công ty là liệu người tiêu dùng có mua các món này hay không.

Liệu những người trẻ hơn không được giảm giá có bị lợi dụng? Nhiều khi có, nhiều khi không. Nó phụ thuộc vào độ cạnh tranh của thị trường. Và đó là điều tiếp theo.

 

5. Chiến tranh giá cả. Điểm người tiêu dùng: 9.5/10

Đây là bề nổi của sự việc. Người trong cuộc sẽ gặp, ví dụ, một chuỗi giảm giá ở Đức, và những siêu thị còn lại, họ đã kiếm được rất nhiều tiền lời, và có thể giảm giá cho các món hàng.

Hai người này đều muốn chứng minh rằng họ sẽ không bị thua. Vì vậy, họ giảm giá nhiều hơn nữa.

Trong trường hợp này, hoàn toàn không có trò lừa gì cả. Đây là một giá hời. Một thứ giảm giá thật sự. Lí do duy nhất cho sự việc chiến tranh giá cả không được điểm người tiêu dùng là 10/10 bởi vì nhiều khi một công ty nào đó thắng cuộc chơi.

Nếu một công ty mất hết tất cả tiền và ngừng giảm giá, và có thể sẽ phải đóng một số shop. Việc này sẽ làm cho đối phương như ‘mở cờ trong bụng’.

Sau khi cuộc chiến giá cả kết thúc, họ có thể sẽ trở lại với mức giảm giá khủng khiếp hơn.

And sometimes supermarkets just can’t do the maths.
Và nhiều khi, các siêu thị không thể làm toán. Nguồn: Cung cấp

Annie Nguyen – Theo Vietucnews

 

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...