Home Tin Nước Úc Du Học Úc 10 lời khuyên cho du học sinh Việt muốn định cư tại Úc
Du Học ÚcTin Nước Úc

10 lời khuyên cho du học sinh Việt muốn định cư tại Úc

(www.Alouc.com) – Thời điểm hiện tại, việc sang Úc du học từ ngay cấp tiểu học đã không còn quá khó khăn như vài năm trước. Có được sự thay đổi này là do phương châm “Xuất khẩu giáo dục” của chính phủ Úc, biến tri thức thành tiền tệ, tạo ra lợi nhuận về kinh tế lẫn chất xám.

Các bước xin thị thực hiện tại đã được tự động hóa đi nhiều, giảm thời gian chờ đợi. Trong nước cũng nở rộ các trung tâm tư vấn du học và di trú. Người có nhu cầu có thế nhờ các dịch vụ này tư vấn lộ trình thực hiện, lo phần hồ sơ…

Khi sang Úc, mọi người thường có hai mục đích cơ bản: Du học sau đó về nước hoặc Du học và tìm cách trở thành công dân Úc. Với mục đích thứ hai, không ít người thành công nhưng cũng không ít người vỡ mộng.

Việc thất bại đến từ nhiều yếu tố, nhưng tựu chung là do sự chủ quan, thiếu sót thông tin, không đúng thời điểm… Hay có thể nói tóm lại là do không có lộ trình rõ ràng.

Một nguyên nhân thất bại khác cần nhắc đến là do sai lầm của bản thân, hay việc vi phạm luật pháp Úc cũng khiến hồ sơ của bạn xấu đi.

Thông tin về thị thực, thường trú nhân tại Úc có thể dể dàng tìm thấy trên internet, nhưng sự thật phức tạp hơn nhiều. Ngay cả việc các bạn tham khảo thông tin trên website bộ di trú Úc cũng khá mơ hồ, khiến mọi người bị ru ngủ bởi sự đơn giản của hệ thống này.

Luật nhập cư thì thay đổi theo từng năm, công việc và học tập chiếm nhiều thời gian, áp lực kinh tế luôn lởn vởn trong đầu… Khiến nhiều lúc ta không thể nắm bắt hết được, dẫn đến kế hoạch định cư chệch hướng lúc nào không hay. Việc tham khảo người đi trước hoặc người tư vấn luật là thật sự cần thiết.

Dưới đây là một số lời khuyên, cũng có thể tạm xem là lộ trình cơ bản để trở thành thường trú nhân tại Úc. Định hướng này áp dụng cho đối tượng là các du học sinh, quyết định lập nghiệp từ con đường học tập.

1. Đánh giá kỹ năng (Skills Assessment)

Bước đầu tiên cho hầu hết các đương đơn di cư có tay nghề là chọn được nghề nghiệp để đề cử và đạt được số điểm tối thiếu trong thang điểm di trú Úc.

Các tiêu chí để đánh giá kỹ năng sẽ khác nhau với mỗi nghề nghiệp, và thường dựa vào trình độ, kinh nghiệm làm việc và khả năng tiếng Anh.

Nếu có thể, tốt nhất là đề cử một nghề nghiệp trong Danh sách nghề nghiệp có tay nghề (Skilled Occupations List-SOL). Chỉ có 190 ngành nghề trong danh sách, nhưng nếu bạn có thể vượt qua bài đánh giá kỹ năng trong danh sách nghề nghiệp SOL, bạn có khả năng nộp đơn cho bất kỳ loại visa di cư có tay nghề nào.

Tiếp theo, tốt nhất là phải vượt qua bài đánh giá kỹ năng nghề nghiệp trong Danh sách Ngành nghề được bảo lãnh (Consolidated Sponsored Occupations List – CSOL). Có hơn 600 ngành nghề nằm trong danh sách CSOL, vì thế sẽ giúp cho bạn có một phạm vi rộng hơn trong việc lựa chọn các ngành nghề. Tuy nhiên, nếu nghề nghiệp của bạn không nằm trong danh sách SOL, bạn cần phải có sự bảo lãnh của chính quyền tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ, hoặc nhà tuyển dụng lao động.

2. Chương trình Lựa chọn Kỹ Năng (SkillSelect)

Tất cả đương đơn xin thị thực thường trú hoặc thị thực có tay nghề phải vượt qua bài kiểm tra của Chương trình Lựa Chọn Kỹ Năng (SkillSelect). Theo hệ thống SkillSelect, đầu tiên ứng viên phải nộp một đơn Bày Tỏ Nguyện Vọng (Expression of Interest – EOI), và nhận được một thư mời từ Bộ Di Trú trước khi họ có thể nộp đơn xin thị thực di dân có tay nghề.

Trước khi nộp đơn bày tỏ nguyện vọng, bạn nên hoàn thành bài đánh giá kỹ năng và kiểm tra tiếng Anh. Điều này là do các yêu cầu này cũng như hầu hết các tiêu chí khác hoạt động trên cơ sở thời gian mời. Tính thích hợp của bạn được tính kể từ ngày bạn nhận được thư mời nộp đơn.

Đối với các ứng viên độc lập và có sự bảo lãnh từ gia đình, tất cả đơn bày tỏ nguyện vọng được xếp hạng dựa theo điểm số, rồi đến ngày nộp đơn Bày Tỏ Nguyện Vọng. Mỗi 2 tuần Bộ Di Trú sẽ cấp thư mời đến các ứng viên được xếp hạng cao nhất thông qua một quá trình tự động.

Đối với các ứng viên được đề cử từ chính quyền, thư mời sẽ được cấp tự động bởi hệ thống ngay sau khi chính quyền tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ hoàn thành việc đề cử.Để nhận được thư mời, bạn phải đạt được điểm tối thiểu theo thang điểm di cư có tay nghề (hiện tại là 60 điểm).

Đối với mỗi nhóm nghề nghiệp, một số lượng tối đa thư mời sẽ được thiết lập cho từng năm tài chính (01/07 đến 30/06). Một khi chạm đến hạn mức thì bộ di trú sẽ ngừng gởi thư mời trong năm tài chính đó.

3. Thị thực cho du học sinh mới tốt nghiệp

Đây là thị thực tạm trú 18 tháng dành cho các đương đơn mới tốt nghiệp một khóa học trên 2 năm tại Úc và chưa đủ điều kiện để xin thường trú theo các diện visa khác.

Thị thực tạm trú cho du học sinh mới tốt nghiệp có hai dạng:

Làm việc sau khi tốt nghiệp: một visa 18 tháng đòi hỏi ứng viên phải vượt qua bài đánh giá kỹ năng của ngành nghề trong danh sách Ngành nghề được phép định cư tại Úc (SOL).

Tiếp tục học sau khi tốt nghiệp: kéo dài từ 2 năm (cho những người hoàn thành bằng cử nhân) đến 4 năm (đối với người có học vị tiến sĩ).

Cả hai dạng đều yêu cầu ứng viên phải hoàn thành một bằng cấp ít nhất 2 năm học tập của tại Úc và có vốn tiếng anh ít nhất là IELTS 6.0 trong tất cả 4 phần thi.

Khi ở tại Úc theo diện thị thực tốt nghiệp có tay nghề, bạn có thể làm việc toàn thời gian và có quyền tiếp tục việc học.

Sở hữu thị thực tốt nghiệp có tay nghề sẽ rất hữu ích cho sinh viên quốc tế bởi vì các yếu tố sau:

• Lấy thêm điểm cho việc học, làm việc, năm nghề nghiệp hoặc tiếp tục kiểm tra tiếng Anh.

• Triển vọng tốt hơn trong việc được bảo lãnh bởi một nhà tuyển dụng

• Khả năng di chuyển giữa các tiểu bang để tăng cơ hội có được một thư đề cử từ chính quyền

• Có Bridging visa sau khi hoàn thành việc học để tạo điều kiện nộp hồ sơ xin thị thực di cư có tay nghề.

4. Được đề cử từ chính phủ

Đề cử từ chính phủ sẽ rất thuận lợi cho sinh viên quốc tế bởi vì:       

  • Thêm điểm: 5 điểm bảo lãnh cho việc sống trong khu vực đô thị và 10 điểm cho việc sống trong khu vực địa phương.
  • Danh sách Nghề nghiệp rộng hơn: sinh viên có thể đề cử bất cứ nghề nghiệp nào trong danh sách CSOL (nhiều hơn danh sách SOL).
  • Chương trình Lựa Chọn Kỹ Năng (SkillSelect) ưu tiên: sinh viên sẽ có được một thư mời ngay sau khi chính quyền tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ hoàn thành việc đề cử, thay vì phải chờ đợi thư mời tự động trong vòng hai tuần một lần.

Những tiểu bang và vùng lãnh thổ khác có xu hướng cấp thư mời cho sinh viên đã học tại khu vực được làm việc tại đó.

Có hai loại Thị thực di cư có tay nghề mà các tiểu bang, vùng lãnh thổ có thể đề cử:

  •  Thị thực 190 (Tay nghề có bảo lãnh) là thị thực thường trú, cho phép bạn sống bất cứ nơi nào của tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ.
  •  Thị thực 489 (Tay nghề vùng miền) là thị thực tạm trú 4 năm, đòi hỏi bạn phải sống và làm việc trong một khu vực địa phương trong 2 năm để có thể trở thành thường trú nhân.

5. Khả năng Tiếng Anh

Tất cả các Thị thực di cư có tay nghề yêu cầu tiếng Anh ít nhất là IELTS 6.0 trong 4 phần thi. Một trong những cách tốt nhất nhằm tăng cơ hội đó là lấy được mức điểm càng cao càng tốt.

Nếu bạn có 7.0 trở lên trong mỗi phần thi IELTS, hoặc một điểm B trong bài kiểm tra tiếng Anh nghề nghiệp (Occupational English test – OET), bạn được cộng 10 điểm.

Có 8.0 trở lên trong mỗi phần thi IELTS hoặc điểm A trong bài OET, bạn được cộng 20 điểm.

Các bạn nên tham gia các khóa học luyện thi IELTS. Bài thi IELTS không chỉ là cách bạn giao tiếp bằng tiếng Anh, mà việc hiểu biết cách thức kiểm tra IELTS cũng rất quan trọng.

6. Điểm kinh nghiệm làm việc

Với điểm kinh nghiệm, sẽ được cộng tối đa 20 điểm. Kinh nghiệm làm việc 10 năm,  kinh nghiệm làm việc tại Úc và ở nước ngoài trước đó đều được tính.

Để có thể tính kinh nghiệm làm việc, phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Làm đúng ngành nghề: chỉ có kinh nghiệm làm việc trong ngành nghề của bạn, hoặc liên quan chặt chẽ đến ngành nghề mới được tính điểm. 
  • Tích lũy kinh nghiệm sau khi tốt nghiệp: kinh nghiệm làm việc phải được tích lũy sau khi hoàn thành trình độ bằng cấp có liên quan. Thường sẽ là một bằng cử nhân, bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận thương mại phụ thuộc vào nghề nghiệp của bạn. Làm việc trong khi học tập tại Úc sẽ không tính, trừ khi bạn đã hoàn thành một bằng cấp căn bản ở quốc gia của bạn trước khi học tập tại đây.
  • Làm ít nhất 20 giờ mỗi tuần: chỉ những tuần mà bạn đã làm việc ít nhất 20 giờ mới được tính là có tay nghề.
  • Phù hợp với điều kiện xin thị thực: nếu bạn đã vi phạm điều kiện xin thị thực (ví dụ như vi phạm 40 giờ mỗi hai tuần trong điều kiện xin thị thực du học 8105), kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ không được tính. 

7. Học tập tại Úc

Hoàn thành trình độ chuyên môn ở Úc có thể trợ giúp rất nhiều trong việc đạt được điểm tối thiểu trong thang điểm di trú Úc. Ví dụ:

Hoàn thành 2 năm học: nếu bạn hoàn thành khóa học 2 năm tại Úc, bạn được cộng thêm 5 điểm và giúp bạn có thị thực tạm trú sau tốt nghiệp.

Bằng Đại học hoặc cao hơn: nhiều ngành nghề trong danh sách SOL đòi hỏi bằng đại học để đánh giá kỹ năng. Hoàn thành chương trình Đại học hoặc cao hơn ở Úc sẽ rất cần thiết cho dạng Tiếp tục học của Thị thực tạm trú sau tốt nghiệp.

Số năm nghề nghiệp (Professional Year): năm nghề nghiệp có hiệu lực cho sinh viên ngành Kế toán, Kỹ thuật và CNTT. Sinh viên có thể hoàn thành kết hợp giữa việc học và việc thực tập sau khi hoàn thành khóa học chính của họ, thường là trong khi có Thị thực tạm trú sau tốt nghiệp. Điều này sẽ cộng thêm 5 điểm và giảm bớt sự đòi hỏi tiếng Anh đối với sinh viên kế toán.

Học tập tại địa phương xa xôi (Vùng ít dân): Sinh viên hoàn tất 2 năm học tại các khu vực này sẽ nhận được thêm 5 điểm. Làm gia tăng cơ hội nhận được đề cử của chính quyền các tiểu bang và vùng lãnh thổ khi họ đòi hỏi việc học tập phải được hoàn thành tại địa phương (ví dụ như Lãnh thổ phía Bắc).

8. Bảo Lãnh từ nhà tuyển dụng/Employer Sponsored Visa

Rất nhiều sinh viên nhận thấy việc nhà tuyển dụng bảo lãnh đang là một sự thay thế tốt hơn so với visa di trú dạng việc làm có tay nghề tổng quát (GSM), nhìn chung thì không có yêu cầu về đánh giá kỹ năng, số lượng ngành nghề nhiều hơn và yêu cầu trình độ tiếng Anh thấp hơn visa GSM. Các lựa chọn chính bao gồm những chương trình sau:

Visa 457 (làm việc dài hạn  – tạm trú) đây là visa 4 năm yêu cầu IELTS 5 và mức lương tối thiểu là 53,9000 đô một năm. Các nhà tuyển dụng phải đáp ứng đủ các yêu cầu về tài chính và đào tạo để có thể bảo lãnh.

Chương trình đề cử của nhà tuyển dụng (ENS): đây là visa vĩnh viễn mà hầu hết những ai đã giữ visa 457 đều đủ điều kiện sau khi đã có visa 457 trong 2 năm. Bạn có thể nộp đơn xin cấp visa theo chương trình đề cử của nhà tuyển dụng (ENS) nếu bạn đã qua được bài đánh giá kỹ năng và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm với công việc hiện tại.

Chương trình di cư kỹ năng vùng miền (RSMS): đây là một dạng visa vĩnh viễn dành cho việc làm ở các vùng thưa dân tại Úc. Nhìn chung sinh viên có thể đủ điều kiện trực tiếp cho lựa chọn này mà không cần phải thông qua đánh giá kỹ năng hay có visa 457 trước.

Càng ngày càng có nhiều sinh viên sử dụng quyền bảo lãnh của nhà tuyển dụng hơn trước và lựa chọn chương trình di cư kỹ năng theo vùng miền (RSMS) là một lựa chọn hấp dẫn riêng biệt dành cho những sinh viên sẵn sang tìm kiếm các công việc ngoài những thành phố lớn.

9. Xin Visa Tạm Thời

Các visa tạm thời có thể có một số rắc rối dành cho các sinh viên quốc tế – nếu sử dụng visa này sai bạn có thể trở thành bất hợp pháp khi ở Úc.

Dưới đây là những điều quan trọng nhất bạn cần biết về visa tạm thời:

  • Nộp đơn bày tỏ nguyện vọng không có nghĩa là bạn sẽ được cấp visa tạm thời: bạn sẽ không có được visa tạm thời cho đến khi nào bạn đã nhận một giấy mời và tiến hành nộp đơn xin visa việc làm có tay nghề (GSM).
  • Hầu hết các sinh viên sẽ không có đủ thời gian để nộp hồ sơ xin visa việc làm có tay nghề (GSM) trước ngày hết hạn visa du học: do đó, có nhiều lựa chọn để nộp visa tiếp theo như một visa du học khác hoặc visa du sinh mới tốt nghiệp để tiếp tục ở lại Úc trong thời gian chờ đợi để nộp hồ sơ xin visa việc làm có tay nghề (GSM).
  • Du lịch nước ngoài: du lịch nước ngoài trong khoảng thời gian giữ visa tạm thời được cho phép. Nhưng bạn sẽ cần phải nộp đơn xin visa tạm thời loại B trước khi đi. Điều này bao gồm việc phải đóng phí và đưa ra lý do của việc đi du lịch này.

Quyền làm việc: sinh viên nói chung có đầy đủ các quyền làm việc khi giữ visa tạm thời trong thời gian chờ kết quả xét visa GSM.

10. Luôn cập nhật thông tin mới

Luật di trú Úc luôn thay đổi. Các nguồn thông tin sẽ hỗ trợ bạn trong việc luôn cập nhật các thay đổi mới nhất. Lưu ý các thông tin từ website mang tính chất cơ bản, không chi tiết. Nên tham khảo thêm từ người đi trước hoặc các nhà tư vấn luật, hay các cơ quan bạn đang học tập và làm việc.

Related Articles

Quán quân Olympia 2019: Không đi du học Úc, không muốn bị coi là “nhân tài”

Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19 Trần Thế Trung...

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...