Home Tâm Sự - Chia Sẻ Úc: Liệu cuộc sống của du học sinh có sung sướng như nhiều người đã nghĩ?
Tâm Sự - Chia Sẻ

Úc: Liệu cuộc sống của du học sinh có sung sướng như nhiều người đã nghĩ?

Giật mình khi biết được sự thật cuộc sống của du học sinh không chỉ là màu hồng
Giật mình khi biết được sự thật cuộc sống của du học sinh không chỉ là màu hồng

Nhiều người đã từng nghĩ rằng, được đi du học là được đi đến chốn thiên đường, bước vào cuộc sống xa hoa, có nhiều cơ hội để đổi đời, được ăn những món ăn lạ mà từ nhỏ đến lớn chưa từng có diễm phúc để hưởng, được đi mua sắm những món hàng sang trọng và đắt tiền khiến nhiều người ganh ghét. Liệu đi du học có được sướng như nhiều người đã lầm tưởng?

Tôi đi du học từ khi còn học lớp 8. Những ngày đầu sau khi nghe tin được ba mẹ cho phép đi du học, tôi đã mừng đến mất ngủ. Tôi năn nỉ ba mẹ cho mình đi du học chỉ vì một lí do đơn giản, tôi sợ trả bài miệng! Trước khi sang đây, tôi đã không hề cảm thấy sợ hãi vì sắp phải xa nhà, xa ba mẹ, xa anh chị và người thân, hoặc sợ phải gặp những người bản xứ, vì giao tiếp bằng tiếng Anh không phải là vấn đề của tôi. Nhưng sau khi đặt chân qua nơi ‘đất khách quê người’, tôi đã thật sự ‘ước gì cho thời gian trở lại’.

Screen Shot 2015-05-15 at 5.21.58 pm
Những ngày đầu tiên đặt chân đến nước Úc, tôi đã cảm thấy hụt hẫng và hối tiếc

Trường học và bạn cùng lớp quá đỗi khác lạ

Tôi còn nhớ những ngày đầu đi học high school bên Tây Úc, Perth, tôi có cảm giác như mình là sinh vật ngoài hành tinh, vì tôi là đứa châu Á đầu tiên của trường. Đi đâu, bạn bè ai cũng nhìn chằm chằm, chỉ trỏ, cười và thì thầm to nhỏ với nhau. Giờ ra chơi và ăn trưa, tôi chỉ thui thủi ngồi ôm ly nui xào phô mai mà tôi đã mua ở canteen mà ăn một mình ngay hành lang lớp học. Trong khi những người còn lại thì tụm năm tụm bảy ngồi nói chuyện và đùa giỡn với nhau ở sân trường. Tôi đã cố hoà nhập với mọi người bằng cách bắt chuyện, về vấn đề học tập, về cuộc sống, về thời trang, và những thứ khác. Nhưng họ chỉ trả lời xã giao cho có lệ, chứ không thực sự quan tâm những gì mình nói. Sau này, tôi mới nhận ra là Tây và châu Á chúng mình, rất khó nói chuyện với nhau vì cách họ suy nghĩ rất khác với mình.

Screen Shot 2015-05-15 at 5.24.01 pm
Woodvale Senior High School, nơi tôi đã học ở Perth
Screen Shot 2015-05-15 at 5.25.25 pm
Một góc chụp của Woodvale Senior High School

Đi du học, tuy lượng kiến thức được dạy ở trường không là bao, nhưng nhiệm vụ của mình là phải tự đọc sách hoặc research thêm ở nhà, có thể mượn sách trong thư viện hoặc nhờ Google cứu giúp để làm essay và assignment. Tuy nhiên, công việc nặng nhọc hơn sau khi tìm kiếm được thông tin mình cần là làm sao để chuyển hoá những gì mình tìm được, thành bài viết của chính mình, mà không bị phạm lỗi ‘plagarism’. Càng lớn, mình nhận ra là uni lại càng khó gấp bội so với high school, thầy cô chỉ truyền đạt lại thông tin cơ bản dựa theo lecture slides, hiếm khi nào có trong đề thi hoặc assignments. Để đạt được một cái Pass của một môn, mình phải nhiều đêm thức trắng , cố gắng đọc, và lượt thông tin qua mấy chục cuốn sách và trang web, mà phải là trang scholar, tối đa 5 năm xuất bản mới được đưa vào assignment mới ác. Bên đây không giống như Việt Nam mình, khi Fail một môn, mình không được thi lại, mà phải đóng tiền học lại môn đó, nhiều trường, một môn có thể hơn $5,000. Mồ hôi nước mắt coi như ‘đổ sông đổ biển’.

Screen Shot 2015-05-15 at 5.26.22 pm
Assignments và exam là nỗi ám ảnh của nhiều du học sinh

Thời gian là vàng là bạc, được ngủ đủ giấc là ngoài tầm với với nhiều người

Đi du học, thân ai nấy lo, nên biết sắp xếp thời gian của mình một cách hợp lí là điều rất cần thiết. Vì là thân ai nấy lo, nên tôi phải đi làm kiếm thêm tiền trả tiền học, tiền nhà, tiền ăn, tiền bills và còn nhiều thứ linh tinh khác (có những lúc tôi cũng không hiểu tiền bay đi đâu hết sạch, không một lí do, không một lời từ giã). Tôi thấy mình còn khá may mắn so với nhiều người khác. Tôi có nhiều thời gian giành cho gia đình, bạn bè, và cho bản thân. Tôi có một người bạn, học chung từ hồi năm nhất đại học, gần đây mới gặp lại vì tôi học trước những môn năm 3, nó thì học theo thứ tự từng môn. Gần đây mới gặp lại, nhìn nó như một con zombie ngoài đời thật. Lưng khòm, mắt quầng thăm ‘gấu trúc’, tóc bù xù, mặt bần thần, nói chung là không có sức sống. Nó kể là gần đây nó đi làm học việc ở xưởng bánh mì, từ 10h tối cho dến 8h sáng. Chỉ trả có $9/h, bị đì, bị chửi thậm tệ. Tan ca là nó đi thẳng lên trường học tiếp cho đến 2h trưa. Có ngày, phải học 2 môn liền, đến hơn 5h chiều mới học xong. Trong lớp học, nó lựa ghế ngồi đằng sau thằng bự con nhất lớp, để giáo viên không thấy nó ngồi ngủ. Nhiều khi lớp vắng vì mùa đông trời mưa và lạnh, nó đi ra student lounge nằm ngủ, dặn tôi chừng nào bà cô điểm danh thì điện thoại kêu nó vô. Còn thằng bạn khác của tôi, học chung hồi high school, nó bây giờ đi làm bartender ở city. Parking trên city dĩ nhiên là ‘cắt cổ’, nên nó đi làm bằng train. Có nhiều khi đi làm tới khuya, hơn 1h, train hết, bus cũng không, vì tiết kiệm tiền, nên nó đã không còn cách nào khác, phải ngủ lại ở Flinder Street Station, chờ tới sáng, có train mới đi về nhà được. Về tới nhà, không những không được nghỉ, nó phải thay đồ, chuẩn bị tập vở, lại phải đi học tiếp cho những môn buổi sáng. Lại một ngày mới bắt đầu.

Screen Shot 2015-05-15 at 5.29.03 pm
Đi du học có nghĩ là ngủ không đủ giấc

Tôi còn nhớ có lần, năm nhất học đại học, nửa năm đầu, tôi học RMIT ở Bundoora, từ nhà tôi lên campus phải mất 2 tiếng. Xui là, không biết ai sắp xếp thời khoá biểu, 4 ngày học, tôi có hết 3 ngày tới 6h chiều mới học xong. Về tới nhà đã hơn 8h tối, bụng thì đói rã rời, tôi ăn đại qua loa cho qua bữa, đi tắm rồi tiếp tục học bài và làm bài. Có ngày, tôi chỉ ăn toàn mì gói, có bữa có trứng, có bữa không. Còn những hôm chỉ đi học buổi sáng hoặc không đi học, thì tôi đi làm. Tôi thì may mắn hơn thằng bạn được chút xíu, $12/h, cuối ngày đồ ăn có dư thì được đem về, đem nhiêu cũng được. Nhưng ăn riết cũng ngán, nên tôi chỉ đem 1-2 hộp về, cho mấy người homeless trên city, rồi lại bắt train đi về nhà. Thời gian rãnh còn lại, chỉ đủ cho tôi điện thoại hỏi thăm ba mẹ, đi cafe với mấy tụi bạn được vài tiếng rồi lại đi về học bài. Nói chung, thời gian đối với du học sinh khá là quý hiếm, chỉ có ai biết quản lí thời gian, mới có thể quản lí được bản thân, mới có thể tồn tại được ở nơi ‘xứ lạ quê người’ này.

Screen Shot 2015-05-15 at 5.27.49 pm
Để có tiền trang trải, nhiều người phải cày 2-3 jobs

Du học là thèm đồ ăn ngoài vỉa hè ở Việt Nam

Có những lúc, nhìn tụi bạn ở Việt Nam up hình đi ăn với nhau, tới chỉ muốn nhấn nút Unfollow tụi nó cho bỏ ghét. Bên Melbourne này thì không sao, khi còn ở Perth, những món như bột chiên, bắp xào, cá viên chiên, bánh bao, hột vịt lộn xào me và những món khác, rất ư là quá xa vời. Vì ở với bà dì, tôi không được phép vào bếp để thử làm những món ấy, tôi chỉ có thể suốt ngày ăn 2-3 do bà nấu, lặp đi lặp lại. Nhiều khi ngán, tôi rủ anh tôi xuống city ăn thử mấy món khác. Nhưng chúng tôi chỉ có thể đi vào ngày Chủ Nhật. Nhưng city ở Perth khá nhỏ, phải nói là nhỏ hơn cả chợ St. Albans. Nên vòng đi quẩn lại cũng chỉ có mấy tiệm Nhật, Ấn Độ, Đài Loan và Việt (cực tệ, nên hai tụi tôi chỉ ăn một lần, lần đầu cũng như lần chót). May là hai tụi tôi chỉ ở có 1 năm rưỡi, rồi qua Melbourne ở chung với chị họ. Những món ăn dần được phong phú hơn. Melbourne thì khỏi phải nói, khá giống Sài Gòn, chỉ khác là không tụ tập bạn bè thường xuyên, vì ai cũng bận đi làm, đi học.

Đi du học là phải tập làm quen với cảm giác thèm đồ ăn vặt
Đi du học là phải tập làm quen với cảm giác thèm đồ ăn vặt

Du học, tuy cực, tuy khổ, nhưng giúp mình trưởng thành hơn

Nói đi thì cũng phải nói lại, tuy phải học nhiều hơn, tuy không có thời gian ngủ, hay giải trí, tuy phải đi làm suốt ngày, tuy bị phân biệt chủng tộc, tuy thèm đồ ăn do mẹ nấu, tuy thèm đồ ăn vặt, nhưng bù lại, những tháng ngày cực khổ đã giúp tôi trưởng thành hơn, thành một con người hoàn toàn khác. Đi du học đã rèn luyên tôi có ý thức hơn về việc sắp xếp thời gian, không để mỗi giây trôi qua một cách lãng phí; phải tự giác học hành mà không cần ba mẹ cầm cây roi đằng sau lưng; phải tự kiềm chế bản than vì tính tôi vốn dĩ ham vui, đang học, ai rủ đi chơi là đi liền, mặt dù hôm đó tôi phải nộp assignment. Đi du học, trường đời đã dạy cho tôi tính sống tự lập, tự lo cho bản thân, tự mình kiếm tiền trên những giọt mồ hôi của mình, chứ không sống bám vào cha mẹ. Chứ trước kia, cứ hết tiền là tôi lại xin ba mẹ, nhiều lúc tôi xài tiền một cách không thương tiếc, mua những thứ lãng xẹt, về thấy không đẹp, rồi quăng vào một góc phòng, tới mùa quăng rác thì đem đi vứt.

Đi du học đã giúp tôi làm mọi việc mà không cần nhờ vả đến ai
Đi du học đã giúp tôi làm mọi việc mà không cần nhờ vả đến ai

Tôi biết mình đã trưởng thành hơn, khi ba tôi điện thoại, hỏi tôi còn tiền không ba cho, tôi đã không ngần ngại trả lời ‘Dạ không, con còn tiền xài ba ơi!’. Không phải vì tôi đi cày ngày cày đêm như bao người khác, mà vì tôi đã học cách quản lí túi tiền của mình. Có những bữa, tôi chỉ ăn đúng 1 củ khoai lang, nướng lên, cắt làm 3, sáng; trưa và chiều. Một củ khoai cũng có thể giúp tôi sống qua ngày. Vì tôi vốn không cầu kì chuyện ăn uống. Nhiều khi đi shopping, thấy những bộ quần áo đẹp, lại đang on sale, chỉ $10/cái, hoặc rẻ hơn. Nhưng tôi đi tới đi lui, vào phòng thử đồ, rồi treo lại lên giá. Không phải vì tôi không thích mua sắm, nếu tôi là con nhà giàu, thì tôi đã trở thành ‘Shopping Queen’, mà vì tôi đã tập cách suy nghĩ, ‘Cái đó mình không cần tới’. Tôi đã nghe người ta nói (không nhớ ai nữa, lâu lắm rồi), ‘Để biết mình có thật sự cần một món đồ đó hay không, hãy quay trở lại sau 24 tiếng. Nếu mình vẫn còn cảm giác muốn mua, thì đó thật sự là món mình cần’.

Tôi đã biết cách kiếm chế bản thân, không tiêu xài phung phí như xưa
Tôi đã biết cách kiếm chế bản thân, không tiêu xài phung phí như xưa

Đi du học đã giúp mình đạt được những mục tiêu mà trước đây, tưởng chừng như không thể. Vì mình biết, đi du học, là mình phải có trách nhiệm đầy trên vai, phải học thật giỏi, phải tự lo được cho bản thân để không uổng công ba mẹ, và người thân đã đặt hết hy vọng vào mình, vì nhà mình không được giàu như những người khác, nên ba mẹ đã phải chạy đôn chạy đáo, mượn tiền họ hàng để phụ giúp mình đóng tiền học, và những chi phí lặt vặt khác.

Nói chung, việc đi du học chỉ có thể được tóm gọn trong một câu ‘Không đơn giản!!!’

Theo Vietucnews