Home Tâm Sự - Chia Sẻ Tâm sự: Lận đận nghề làm farm ở Úc
Tâm Sự - Chia Sẻ

Tâm sự: Lận đận nghề làm farm ở Úc

Farm Nho ở Úc
Farm Nho ở Úc

www.Alouc.com – Làm farm (thu hoạch nông sản) ở Úc được xem là công việc dễ xin và nhiều cơ hội, chỉ cần người lao động có nhiều thời gian và sức khỏe là có thể xin được một chân ở các nông trang. Con số 5.000-6.000 đô la Úc/tháng như ma lực lôi kéo không ít người rời quê hương ra đi mong cải thiện cuộc sống. Liệu thực tế có như mong đợi?

Gọi vào số 042288xxxx một ngày giữa tháng 3, chúng tôi được chị N. (*), chủ thầu farm cà chua, đồng ý cho tham gia với điều kiện phải có mặt tại điểm tập kết ở khu Sunshine (Melbourne) lúc 19g.

Farm Nho ở Úc
Farm Nho ở Úc

“Ngay ngày hôm nay hả chị?” – nhìn đồng hồ đã 14g chiều, chúng tôi ái ngại. “Cà đang vào cuối vụ, tụi em là sinh viên chị mới giúp đỡ, chứ thời điểm này khó nhận thêm người lắm” – chị N. giục qua điện thoại. Sau khi loanh quanh bốn giờ đồng hồ từ Melbourne Central, cuối cùng chúng tôi cũng đến được điểm tập kết là căn nhà khá khang trang ở Sunshine.

Ra dẫn khách vào là một phụ nữ khoảng 40 tuổi, chúng tôi đoán là chị N., người đã gọi điện thoại hồi chiều. Vừa mới bước chân vào nhà, chúng tôi được giục đi ngủ vì sáng mai mọi người phải ra farm lúc 3g. Những người làm farm không dám hé môi khi bị chủ ép giá hoặc ăn chặn tiền công, vì chỉ cần than vãn là bị hăm he tố cảnh sát.

Những người làm farm không dám hé môi khi bị chủ ép giá hoặc ăn chặn tiền công, vì chỉ cần than vãn là bị hăm he tố cảnh sát. Đúng kế hoạch, chiếc xe 16 chỗ cũ kỹ đến đón mọi người lúc 3g sáng. Trên xe đã có vài phụ nữ tuổi từ 30 đến 60 ngồi nói chuyện rôm rả. Chị N. và anh tài xế lúi húi khiêng lên xe hai bao gạo lớn, thịt, dưa hấu và nhiều thực phẩm khác. “Phải mang ra tiếp tế, ở đó không có chợ đâu” – chị N. nói.

Xe lăn bánh trong sương sớm, tiếng trò chuyện râm ran trong đêm vẫn không dứt, phần lớn là câu chuyện về làm farm, cuộc sống ở Úc và cả những nỗi lo về mùa màng thất bát. “Năm nay cà chua có nhiều đâu, thuê chi cả đống lên đó lấy gì mà hái, chuyến này chắc lên đó chơi thôi.

Mà sao kỳ này lại thuê sinh viên, thường ngày bả thuê khách đi du lịch không mà” – một phụ nữ khoảng 50 tuổi càm ràm về sự xuất hiện của người lạ trên xe. Khoảng 5g, farm cà hiện ra lờ mờ trước mắt, bên ngoài mưa rả rích. Mọi người xuống xe bước nhanh vào khu ở trọ, ai nấy đều mang theo nón, giày đi farm và cả những vật dụng lặt vặt khác. Bên trong khá ồn ào, tôi đoán có khoảng 40 người đủ lứa tuổi, từ thanh niên đến trung niên.

Nhân công phần lớn là người Việt, một số ít đến từ Nepal. “Bạn đến đây chỉ để làm farm thôi sao?” – tôi hỏi Suskriti, một cô gái Nepal trạc 25 tuổi. “Tôi sang đây du lịch rồi ở lại làm”. Câu trả lời của Suskriti dường như là mẫu số chung cho tất cả các số phận ở đây.

farm

Farm cà rộng lớn hút tầm mắt, những chùm quả nằm san sát dưới mặt đất trông rất bắt mắt. Hai bên đường đất đỏ là hàng đống cabin khổng lồ dùng để đựng cà, những chiếc xe nâng cabin chạy quanh tung bụi đỏ mù mịt. Sau khi đến nhận kẹp và đăng ký màu của mình – dùng để tính tiền sau mỗi ngày thu hoạch, mọi người nhanh chóng ùa xuống hái cà như sợ ai tranh phần.

“Làm ở đây được tính bằng tốc độ, không tranh nhau thì không có tiền” – anh T., chồng chị N., giải thích. “Hái cà cũng phải có kỹ thuật, lựa xem trái nào đỏ hay gần đỏ thì quào vào rồi trút vô xô, chứ hái từng trái thì tới tết Cônggô mới đầy” – anh T. cho biết thêm sau khi nhào xuống làm mẫu cho chúng tôi xem. Thật vậy, quờ quạng được nửa thùng, tôi nhìn quanh thấy mấy cô, dì kia đã sang tới thùng thứ 2, thứ 3 rồi. “Kinh thật!” – người bạn đi cùng tôi lẩm bẩm.

Không khí làm việc hết sức khẩn trương, bởi ai cũng hiểu rằng để kiếm được tiền trên farm cà đâu phải dễ. Trung bình mỗi thùng cà đầy sẽ được trả 1,4 đô Úc. Một thùng cà (là thùng sơn nước được trưng dụng) đầy nặng khoảng 16kg, tính ra để kiếm được 98 đô (tương đương một ngày làm việc ở các chợ hoặc nhà hàng), mỗi người phải hái gần… 1,2 tấn cà!

Đó là làm việc trong điều kiện thời tiết tốt, còn hôm nào trời mưa thì coi như “lốc độ”, trong khi chi phí ăn ở, sinh hoạt vẫn phải chi. Chính vì yếu tố đó mà mọi người lao vào làm việc đến tối mặt tối mũi. Ngay cả giờ nghỉ ăn trưa, chủ thầu phải xuống “can thiệp”, nếu không mọi người không ai chịu dừng tay. “Chị hái cà lâu chưa, chị ở đây hay từ Việt Nam sang?” – tranh thủ giờ nghỉ tôi hỏi một chị gần đó. “Cũng được hai tháng rồi em, chị sang thăm đứa em, sẵn đi làm” – chị trả lời giọng miền Tây đặc sệt.

Khi hỏi dự định sắp tới, chị cho biết hết visa sẽ quay về rồi lại… quay sang, về nước không biết làm gì ra tiền, sang đây hái cà cũng có chút đỉnh gửi về nhà. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng may mắn như vậy. Một farm cà chua ở bang Victoria.

Trò chuyện với chúng tôi trong giờ nghỉ tối, anh Long, quê ở Bình Thuận, cho biết vợ chồng anh sang Úc đã gần hai năm, hầu như farm nào cũng có mặt vợ chồng anh. Sang Úc không có người thân, ban đầu hai vợ chồng nhờ bạn bè, khi quen rồi thì tự lo. Anh Long cho biết ban đầu chỉ định xin visa du lịch làm farm vài tháng kiếm chút vốn, ai dè dính luôn không về được.

Khi được hỏi lý do “dính”, anh thở dài: “Giờ là thân phận của kẻ trốn chui trốn nhủi bất hợp pháp, không biết sao về đây”. Để kiếm được 98 đô (tương đương một ngày làm việc ở các chợ hoặc nhà hàng), mỗi người phải hái gần… 1,2 tấn cà! Để sang được đây, vợ chồng anh phải vay mượn hơn 120 triệu đồng làm giấy tờ.

Vừa đặt chân đến Úc là phải chạy ngay đến farm xin việc. Thông thường chủ farm rất thích thuê dân đi du lịch vì đó là đối tượng có nhu cầu thật sự, thời gian làm lại dài. Công việc ban đầu của vợ chồng anh là cắt tỉa thân nho, sau đó chuyển sang làm farm dâu.

Vừa cực lại vừa bị ép giá, nhưng vợ chồng anh không dám than vãn. Để kiếm được 98 đô (tương đương một ngày làm việc ở các chợ hoặc nhà hàng), mỗi người phải hái gần… 1,2 tấn cà! Giơ đôi bàn tay thâm đen, chai sần, anh Long giải thích đó là hậu quả của những ngày làm cà bin, một loại cà to và cứng hơn cà chua đỏ.

Hái đến chai cả tay, rướm máu mà vẫn không dám ngừng, “bởi mỗi lần đau lại nghĩ ngay đến áp lực nợ nần trong nước là hết dám ngơi tay” – anh nói. Lại có lần vợ anh bị mất tiền để dành, thế là toi công. Hai vợ chồng anh Long đi làm với mục tiêu trước mắt là trả nợ trong nước và gửi tiền về cho bà ở quê nhà chăm sóc hai đứa con.

“Thế nợ anh trả sắp xong chưa?” – tôi hỏi. “Cũng ổn rồi chú em à, không còn căng nữa” – anh trả lời. Chuyện bị cảnh sát bố ráp xảy ra như cơm bữa, nhưng đa số đều được chủ farm thông báo nên vẫn còn thoát đến bây giờ. Chính vì vậy mà những người làm farm như vợ chồng anh không dám hé môi khi bị chủ ép giá hoặc ăn chặn tiền công, chỉ cần than vãn là bị hăm he tố cảnh sát.

Khi được hỏi về dự định sắp tới, anh Long cho biết vẫn chắt chiu từng đồng trả nợ, nhưng đến giờ vẫn còn “bí” cách về nước. “Thú thật muốn về lắm nhưng visa đã hết hạn từ lâu, chắc chờ đến khi bị trục xuất quá, còn giờ làm được đồng nào hay đồng nấy” – anh tâm sự.

FILE - In this Friday, July 27, 2012 file photo, workers harvest wild blueberries at the Ridgeberry Farm in Appleton, Maine. Maine's wild blueberry growers for the most part escaped widespread damage from a harmful new fruit fly during the 2013 summer harvest, resulting in what is expected to be an above-average crop. (AP Photo/Robert F. Bukaty, File)

Trường hợp như vợ chồng anh Long không phải hiếm: xin visa đi du lịch, sau đó trốn ở lại làm farm là hình thức lao động phổ biến hiện nay. Phần lớn họ nghe theo lời vẽ vời của những chủ thầu rồi vay mượn tiền ra nước ngoài làm farm trả nợ sau.

Thế nhưng khi sang đến nơi, nhiều người mới vỡ lẽ mọi việc không đơn giản như thế. Trong khi “lao động du lịch” chật vật kiếm từng đồng chi trả cho cuộc sống hiện tại lẫn trả nợ ở quê nhà, thì các chủ thầu tha hồ tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, dồi dào này. Bởi lao động kiểu du lịch như thế này thường thấp cổ bé miệng, không có quyền trong việc ra giá lao động.

Bên cạnh đó, những rủi ro rình rập như bị trục xuất cũng đẩy lao động phải cố thủ ở nông trang bằng mọi giá. Sau hai ngày làm farm, tôi trở lại Melbourne tiếp tục việc học mà vẫn không quên được hình ảnh vợ chồng anh Long và những số phận khác ở đó. Họ ra đi mong tìm cơ hội đổi đời, dù rất mong manh.

Thế nhưng số phận đôi lúc lại trớ trêu. Nước Úc không phải là thiên đường, là nơi tha hồ kiếm tiền như nhiều người vẫn nghĩ.

Các bài viết liên quan đến làm thêm, làm farm ở Úc: