Home Tâm Sự - Chia Sẻ Một khúc tâm tình – Nước Úc xa và gần p1
Tâm Sự - Chia Sẻ

Một khúc tâm tình – Nước Úc xa và gần p1

Nhân kỳ nghỉ giữa kỳ của học sinh, một nhóm già trẻ lớn bé chín người của mấy gia đình bạn bè đi dã ngoại nhặt hạt dẻ. Đến nơi, lại có thêm 4 “cư dân địa phương” gồm 2 phụ nữ trẻ là nghiên cứu sinh ĐH Western Sydney và hai cháu nhỏ đón đã chờ sẵn và đưa đến vị trí các cây hạt dẻ, nằm ngay trong khuôn viên của Trường.

 

dã ngoại tại úc
dã ngoại tại úc

 

Quãng đường từ nhà đến Richmond dài 60km, tụi mình đi bằng xe lửa. Ngày trong tuần, các toa tàu vắng, trẻ con chạy loạn xạ, chỉ có ba người lớn ngồi nhìn qua cửa sổ. Mình hầu chuyện ông già, bố một người bạn vì ông mới sang Úc chơi được vài tuần. Đoạn đường xe lửa chạy qua những cánh đồng cỏ mênh mông, núi đồi trùng điệp. Bất giác mình bảo, đất đai Úc còn nhiều quá. Ông già đáp ngay, Việt Nam cũng nhiều đất lắm, rồi ngó lơ, ra vẻ không thèm nhìn.
Đến nơi là lúc mặt trời gần đứng bóng, mọi người vẫn hào hứng đi kiếm hạt dẻ trước, ăn trưa sau. Từ những quả hạt dẻ rơi xuống, mỗi người bẻ một khúc cành cây để đập và lấy nhân. Dần dần mỗi cháu đều có một túi nặng trĩu. Mình để, ý, ông già không tham gia nhặt hạt dẻ mà đứng trông trời, trông đất. Vào bữa ăn, ông cụ ăn rất ít và đi ra đứng ngóng…Bọn mình nhìn theo và bảo ông đang homesick (nhớ nhà) .
Mỗi lần nhìn vào gương, mình tự thấy đã già và xấu đi quá, chứ cách đây 21 năm thì…khá hơn 1 chút. Hồi đó, mình ở Clayton, cách trung tâm Melbourne 20km. Từ ký túc xá đến trường, mình đi qua một đoạn đường khúc khuỷu, lên dốc xuống đèo. Khi đi lên, nhìn xuống là một hồ nước, từng đôi thiên nga rất nhởn nhơ tỉa lông cánh cho nhau. Trước khi vào trường, qua sân Thư viện, nơi được trang trí nhiều cây cảnh, hoa lá rực rỡ và những chiếc ghế đá. Một bạn gái tóc vàng có gương mặt như Đức mẹ, ngồi im như tượng đang đọc sách.

Mình chẳng thấy những cảnh tượng đó xúc động đậy tí nào, đêm đêm chỉ nằm mơ thấy Việt Nam. Thế rồi, một buổi sáng sớm, mình cũng đi học như thường lệ. Trên đường lội bộ, bỗng một bà già đi người chiều gật đầu chào “Good morning”. Mình nhìn quanh, không có ai, vậy là bà ấy chào mình ! Mình nghĩ hay là cô giáo mình chào mình, chứ mình có quen ai già như thế đâu. Mình đem chuyện kể với bạn bè ở trường. Một đứa nói đùa: chắc bà ấy đang cần toyboy. Chỉ được cái nói đúng! Đang tuổi thanh niên, thèm chết mẹ, giá mà vớ được bà già thì quá sướng.

Cổ nhân có câu: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Mình đã ở Úc tổng cộng được 9 năm. Bạn thử ở bất kỳ một đất nước nào 3 năm trở lên thôi, nếu không yêu thương mảnh đất đó thì mới lạ. Không ai có thể suốt đời sống với một cô gái chỉ vì cô ấy có cái má lúm đồng tiền. Cũng như vậy, nếu yêu đất nước này chỉ vì nó có đồng cỏ xanh, lá vàng, núi đồi trùng điệp thì hoàn toàn…chưa đủ, bởi vì yêu đất là một chuyện mà còn phải yêu người nữa.

Người Úc rất Thân Thiện. Chuyện bà già kể trên là minh chứng, chẳng cần quen biết mà vẫn chào hỏi. Chẳng bù cho mẹ mình vẫn nói, con A, thằng B biết mẹ quen bố mẹ nó mà trông thấy mẹ vẫn giương cái mắt ếch ra, không chịu chào lấy một tiếng.
Người Úc rất Giản Dị. Cứ nhìn cách họ ăn mặc thì thấy, luôn đề cao sự tiện lợi, thoải mái. Đối với mình, phải mặc com lê com táo, đi giầy lộp cộp thì chẳng khác nào đeo cái mặt nạ, mình không còn là mình nữa. Chính vì thế mình lấy thích cách ăn mặc lè phè của người Úc.

Người Úc rất Thành thật. Cách đây mấy hôm, mình hỏi cháu thứ hai nhà mình: con có muốn đi học hip hop nữa không ? Nó trả lời đúng kiểu Úc hay nói: I don’t know (hỏi tiếng Việt trả lời tiếng Anh). Không biết thì dám nói là không biết, người Úc thường xuyên nói như vậy. Biết vẫn nói Không biết còn hơn là Không biết lại nói là Biết.
Người Úc Tử Tế. Hiện nay ông hang xóm của mình đang cho một ông thợ mộc ở nhờ. Ông ấy là thợ mộc cao cấp, chuyên làm mái nhà gỗ nên rất bận rộn. Thế mà ông bay từ Perth sang Sydney để làm từ thiện không công cho một Ngôi chùa. Những người làm từ thiện ở Úc kể không xiết.
Hôm qua, trên đường đưa hai cháu về nhà, cháu lớn nhà mình nhìn thấy một cái xe đõ trên vỉa hè. Cháu bảo mình gọi cảnh sát, chứ đỗ xe như vậy là không được phép. Lúc đó đang bận, mình không thể nói “kệ người ta” mà đành bảo I guess someone rang the police before (Bố đoán đã có người báo cảnh sát rồi). Ở Úc đến đưa trẻ con cũng có ý thức như vậy. Rất nhiều lần mình nhìn thấy người dân nhặt rác người đường cho vào thùng rác to keep Australia beautiful. Bởi vì họ hiểu mảnh đất này là của họ, không phải của vua chúa, ông Thủ tướng, ông Đô trưởng, ông Phường trưởng. Họ nhặt rác vì đó là việc của tất cả mọi người, không phải chuyện riêng của các bác lao công. Người dân làm chủ không bao giờ phá đất nước của họ. Làm hại đất nước, có chăng, là bởi những kẻ tai to mặt lớn ! Ở Úc, đứa trẻ con cũng có Ý Thức Dân Chủ.
(Theo fb Lương Văn Quang)

Nguồn: Xã luận