Home Tâm Sự - Chia Sẻ Đi “săn”… nông dân Úc
Tâm Sự - Chia Sẻ

Đi “săn”… nông dân Úc

Khó có thể dựng được chân dung đầy đủ về người nông dân ở xứ chuột túi trong một chuyến đi ngắn ngủi rơi đúng vào thời điểm giữa mùa đông ở châu Đại Dương….

Đi săn… nông dân Úc

Cuối tháng Sáu ở ta nắng như đổ lửa, chúng tôi đáp chuyến bay dài gần 8 giờ đồng hồ từ đảo quốc Sư tử, xuyên qua Ấn Độ dương xuống thẳng sân bay Brisbane khi nhiệt độ ở đây đang là dưới 10 độ C.

Dù có chênh nhau vài tiếng múi giờ cộng với thiếu ngủ nhưng dường như sự lạ lẫm với những điều mới mẻ khiến ai nấy đều phấn khích, quên hết mệt mỏi. Tìm người khó hơn… chim Tuy nhiên, chuyến “study tour” trên đất Úc của đoàn Việt Nam lần này có vẻ như hơi vô duyên với tôi, khi những dự định gặp gỡ, tiếp xúc với nông dân bản xứ gần như rơi đúng vào kỳ nông nhàn.

Từ những cánh đồng nho mênh mông ở bang Victoria cho đến các đồn điền mắc ca, mía, bơ… rộng lớn ở hai bang Queensland và New South Wales, hầu như nông dân đều đã kết thúc vụ mùa và đang tận hưởng những kỳ nghỉ, những chuyến du hí dài ngày để tránh đông.

Ngồi trên xe bus nhiều ngày ròng, xuyên qua những bạt ngàn rừng rú, những thảo nguyên trùng điệp nối nhau băng qua các thung lũng, thi thoảng mới thấy đâu đó một vài ngôi nhà khu thị trấn của người dân nằm bình yên bên sườn đồi đẹp như trong phim. Ngay cả tại các vùng miền ở hai bang được coi là màu mỡ, phì nhiêu nhất ở miền đông nước Úc, việc nhìn thấy người dân trên những cánh đồng hoặc trang trại cũng là rất hy hữu, mặc dù bò, cừu thì đầy rẫy trên các bãi chăn thả mênh mông.

08-52-41_nh2

Trong chuyến hành trình khám phá miền đông nước Úc này, điều đáng khâm phục nhất đối với chúng tôi chính là ý thức bảo vệ môi trường, tôn trọng thiên nhiên của người dân Úc. Đi tới đâu, dù là các thành phố du lịch đông đúc hay chốn thôn quê yên bình đều có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh hết sức tự nhiên, thân thiện của chim muông, cây cỏ, không hổ danh là quốc gia “đáng sống nhất hành tinh”…

Nông dân Tim Vincent bên nông trại gia súc của gia đình ở Gunnadah, bang New South Wales (ảnh: Theaustralian) Trong rất ít cơ hội được tiếp xúc, trao đổi với một vài nông dân Úc, chúng tôi đã thực sự ấn tượng với cung cách làm ăn bài bản, khoa học và quy củ của họ. Anh Roderick Balle (49 tuổi), nông dân trồng mắc ca ở vùng Lismore (tiểu bang New South Wales) cho biết, anh mua một quả đồi 2,5 ha trồng 800 cây mắc ca cách đây gần 10 năm, sau khi quyết định nghỉ công việc ở thành phố Brisbane nhộn nhịp.

Ở vùng này, làm nghề nông dù mức thu nhập có thấp hơn các ngành nghề khác (trung bình trên 5.000 đô Úc/tháng, tương đương 85 triệu đồng) nhưng cuộc sống cũng không đến nỗi nào mà lại bớt được nhiều áp lực. Còn gia đình anh Yanic Martin, thậm chí có tới 70 ha vườn đồi chuyên trồng loại cây lấy nhân này để bán cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thì cho biết, gia đình anh có bố mẹ và người em trai nhưng vẫn “cai quản” được cả cơ nghiệp bởi hầu hết các công đoạn chăm sóc, bón phân, thu hoạch và sơ chế bảo quản sản phẩm đều sử dụng máy móc.

Anh Yanic Martin điều khiển cỗ máy thu lượm hạt mắc ca có thể hoạt động trên mọi địa hình Ngay cả việc đi kiểm tra điền trang rộng lớn trên mấy quả đồi cũng đã có “sức ngựa” trợ giúp nên nói chung rất nhàn nhã. Nền nông nghiệp vì nông dân Úc là lục địa nhỏ nhất thế giới ở nam bán cầu nhưng lại là quốc gia lớn thứ sáu về diện tích (7.682.300 km2) và đang có tốc độ đô thị hoá cao. Xét về mức thu nhập giữa các ngành nghề ở Úc thì nhóm các ngành dịch vụ du lịch, giáo dục, tài chính chiếm ưu thế và thu hút số đông lực lượng lao động trên tổng số 23 triệu dân.

Trong đó, lĩnh vực dịch vụ du lịch là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp ngót trăm tỷ đô la cho nền kinh tế mỗi năm. Kế đến là nhóm ngành công nghiệp khai khoáng cũng chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu quốc gia.

Với nông nghiệp chính phủ Úc vẫn đặc biệt coi trọng, dù tỷ lệ lao động trong những năm gần đây đang có sự dịch chuyển mạnh sang các nhóm dịch vụ có thu nhập cao hơn cùng với nhiều nguyên nhân khách quan khác. Úc có nền nông nghiệp được cơ giới hóa đồng bộ Với mục tiêu ban đầu là tự đảm bảo nguồn lương thực trong nước, chính phủ tiếp tục khuyến khích đầu tư vào phát triển ngành nông nghiệp cho dù diện tích đất có thể canh tác được chỉ chiếm trên dưới 1% tổng diện tích đất liền (18% lãnh thổ là sa mạc hoang hóa).

Hiện lực lượng lao động chính trong ngành nông nghiệp của Úc khoảng vài trăm ngàn người, trong tổng số lao động cả nước hiện khoảng 11,5 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, liên tục nhiều thập kỷ vừa qua, nước Úc luôn có chỉ số tự cung cao nhất thế giới. Cụ thể là tính trung bình một nông dân Úc có thể nuôi sống gần 200 người do họ làm ra rất nhiều sản phẩm như lúa mì, mía, rau quả, chăn nuôi, ngoài cung cấp nội tiêu còn xuất khẩu tới 80% tổng sản lượng.

Vài năm gần đây do tình trạng biến đổi khí hậu dẫn đến ít mưa, khô hạn xảy ra thường xuyên hơn nên để phát huy tối đa hiệu quả sản xuất, chính phủ nước này đã mạnh tay tiến hành xây dựng nhiều trung tâm nghiên cứu trong ngành nông nghiệp ở hầu khắp các bang nhằm du nhập các loại giống và công nghệ mới phù hợp với các vùng sinh thái đặc thù.

Năm 2012, chính phủ Úc đã quyết định lấy là “Năm của Nông dân” nhằm tăng cường sự kết nối giữa nông thôn và thành thị cũng như khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp. Theo các chuyên gia, nền nông nghiệp Úc được quản lý dưới hình thức nông trại, với gần 150.000 nông trại trên diện tích 46 triệu ha, trung bình một nông trại có diện tích 354 ha.

08-52-41_nh3

Mục tiêu của chính phủ nước này là xây dựng một nền nông nghiệp vì nông dân, giảm tối đã những rào cản về thuế hoặc hải quan để nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời đưa ra những chính sách phù hợp nhằm giúp đỡ nông dân ổn định sản xuất, tránh hiện tượng bỏ đất di cư đến các thành phố lớn.

Tuy nhiên, xét về mặt bằng chung thì hiện nông dân Úc có trình độ khá cao, khoảng 31% có bằng đại học hoặc cao đẳng, và tỷ lệ nông dân được đào tạo qua trường lớp trung bình toàn quốc đạt xấp xỉ 60%. Chính hàm lượng chất xám cùng với phương pháp làm nông nghiệp hiện đại, văn minh đã tạo nên các sản phẩm, thương hiệu có chất lượng, giá trị cao mang về hiệu quả cho chính người nông dân và nền kinh tế.

Nguồn: Nông nghiệp