Home Mẹo Hay Nghiến răng khi ngủ: Đây là một loại bệnh để lại hậu quả khôn lường, đừng xem thường!
Mẹo Hay

Nghiến răng khi ngủ: Đây là một loại bệnh để lại hậu quả khôn lường, đừng xem thường!

Nghiến răng khi ngủ là một tật khá phổ biến đối với cả người lớn và trẻ em. Bởi vì những ảnh hưởng của việc nghiến răng khi ngủ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống không trực tiếp và dễ nhận ra, nên nhiều người coi nhẹ tật này. Tuy nhiên, đó không đơn thuần là một thói tật, mà thực sự là một bệnh trạng có thể gây nên những tác hại nguy hiểm khôn lường.

Nghiến răng khi ngủ: Đây là một loại bệnh để lại hậu quả khôn lường, đừng xem thường!

Nghiến răng là tình trạng khi các răng ở hai hàm nghiến siết với nhau. Thực tế, nó có thể xảy ra không chỉ khi ngủ mà còn xuất hiện khi thức, trong trạng thái tập trung quá mức, giận dữ hay quá căng thẳng… là những thời điểm chúng ta không nhận thức được.

1. Nguyên nhân nào khiến bạn nghiến răng khi ngủ?

– Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn, bố mẹ, ông bà đã từng mắc phải chứng bệnh này thì nguy cơ bạn cũng mắc phải cao hơn.

– Do stress: Bạn lo lắng, hồi hộp thái quá, thần kinh căng thẳng, chịu nhiều áp lực trong công việc và trong cuộc sống cũng là nguyên nhân hình thành nên tật nghiến răng khó chịu này đấy.

Nghiến răng khi ngủ: Đây là một loại bệnh để lại hậu quả khôn lường, đừng xem thường!

– Do sốc tâm lý: Có nhiều sự kiện diễn ra ban ngày khiến bạn quá bất ngờ, gây sốc nặng về tâm lý cũng khiến bạn bị nghiến răng khi ngủ vào ban đêm.

– Do một số bất thường trong giấc ngủ: Gặp phải ác mộng, không gian ngủ có những tác động không tốt.

– Do khớp cắn không bình thường: Răng mất, răng mọc không đều.

– Do vấn đề thần kinh: Chức năng ở hệ thần kinh trung ương trong cơ thể bị rối loạn.

Nghiến răng khi ngủ: Đây là một loại bệnh để lại hậu quả khôn lường, đừng xem thường!

– Những đối tượng đặc thù: Trẻ em bị suy dinh dưỡng, người già sức khỏe yếu, người bị thiếu hụt canxi trong cơ thể.

– Dùng nhiều đồ có chất kích thích: rượu, đồ uống có cồn, cà phê, hút thuốc lá và các chất kích thích khác.

– Bệnh nhân đang mắc một số bệnh có thể dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ: viêm nha chu, co cứng các cơ hàm, viêm khớp thái dương hàm, suy nhược thần kinh…

– Bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc mà tác dụng phụ của nó gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ: Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc trị suy nhược cơ thể,…

2. Đâu là những tác hại thực sự đáng lưu tâm mà bạn phải gánh chịu do việc nghiến răng khi ngủ?

– Về giao tiếp: Tật nghiến răng khi ngủ khiến người ngủ cùng bạn cảm thấy khó chịu, không ngủ được.

– Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngả vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định.

– Dẫn đến các bệnh về răng miệng nếu không được xử lý kịp thời: Giảm độ chắc của răng, khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng,…

Nghiến răng khi ngủ: Đây là một loại bệnh để lại hậu quả khôn lường, đừng xem thường!

– Khiến bạn trông già hơn: Tật nghiến răng diễn ra thường xuyên sẽ làm răng bị mòn làm giảm kích thước tầng dưới mặt, do đó trông bạn sẽ già hơn rất nhiều.

– Gây đau cơ: Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.

– Có thể gây ra các biến dạng trên khuôn mặt: Các cơ hoạt động quá mức trong khi bị nghiến răng có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương-hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ,…

3. Chúng ta có thể khắc phục tật này hay không?

Nghiến răng mức độ nhẹ không cần điều trị, tuy nhiên với những trường hợp nặng, điều trị là thực sự cần thiết. Phương pháp điều trị sẽ được cân nhắc bởi nha sĩ qua thăm khám.

Mục tiêu của điều trị là giảm đau, giảm các ảnh hưởng tới răng, phục hình, khớp thái dương hàm và hạn chế tối đa việc nghiến răng. Việc điều trị bao gồm các liệu pháp trị liệu, thuốc, can thiệp nha khoa.

4. Những biện pháp trị liệu tật nghiến răng khi ngủ

– Điều trị căng thẳng: Nếu việc nghiến răng gây ra do căng thẳng, bệnh nhân cần áp dụng các phương pháp làm giảm căng thẳng như thay đổi môi trường, tập thể dục, thư giãn; điều trị các rối loạn về giấc ngủ (nếu có), duy trì các thói quen có lợi cho sức khỏe như đi ngủ đúng giờ, massage cơ mặt, tránh sử dụng các chất kích thích như uống rượu, hút thuốc, uống đồ uống có cafein, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Thay đổi thói quen vận động hàm và điều chỉnh hàm về vị trí thích hợp: Việc điều chỉnh các thói quen có thể mất nhiều thời gian và cần sự hỗ trợ của nha sĩ cũng như các chuyên gia tâm lý.

Nghiến răng khi ngủ: Đây là một loại bệnh để lại hậu quả khôn lường, đừng xem thường!

– Dùng thuốc: Nhìn chung, thuốc không thực sự có hiệu quả trong điều trị tật nghiến răng, nó chỉ có tác dụng để làm giảm sự căng cơ quá mức do nghiến răng mà thôi.

Một số thuốc có thể được sử dụng đó là thuốc giãn cơ (sử dụng trước khi đi ngủ) hoặc tiêm botox để điều trị đối với những người nghiến răng nặng không đáp ứng với điều trị.

– Can thiệp nha khoa: Các điều trị nha khoa có tác dụng bảo vệ răng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng điều trị được dứt điểm tật nghiến răng.

– Máng chống nghiến: Có tác dụng bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn gây ra do nghiến răng. Một số loại máng chống nghiến cũng có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm, do đó cũng làm hạn chế nghiến răng.

Nghiến răng khi ngủ: Đây là một loại bệnh để lại hậu quả khôn lường, đừng xem thường!

– Nắn chỉnh răng: Mục đích để điều chỉnh khớp cắn về vị trí phù hợp, làm giảm các tác động quá mức lên cơ nhai cũng như răng. Trong trường hợp nặng như mòn răng nhiều, nhạy cảm răng, bệnh nhân thậm chí còn cần phải phục hồi lại hình thể răng để khôi phục tương quan răng phù hợp giữa hai hàm.

Nghiến răng là một tật không nguy hiểm tới tính mạng nhưng dai dẳng và có thể để lại những hậu quả nặng nề đối với răng miệng, đòi hỏi sự kiên trì trong điều trị cũng như sự phối hợp của nhiều chuyên ngành trong y khoa.

Nghiến răng khi ngủ: Đây là một loại bệnh để lại hậu quả khôn lường, đừng xem thường!

Bố mẹ cũng nên quan sát và chú ý tới tật nghiến răng ở trẻ để có những can thiệp và điều chỉnh kịp thời, vì nghiến răng cũng có thể liên quan tới các bệnh lý khác hoặc các vấn đề tâm tư, nguyện vọng của trẻ.

Theo Yan

Related Articles

Instagram chính thức cập nhật tính năng Avatar, và đây là cách để bạn kích hoạt nó

Với tính năng mới này, bạn có thể tự tạo các Instagram...

Cách tạo “bản sao” của chính mình trong hình ảnh

Thủ thuật dưới đây sẽ giúp người dùng tạo ra những bức...

Cách nâng cấp bảo mật cho tài khoản Zalo

Zalo trang bị nhiều tính năng giúp người dùng bảo vệ quyền...

Cách tránh bị làm phiền với tin nhắn rác trên iPhone

Thời điểm hiện tại, người dùng iPhone, iPad của Apple tại Việt...