Home Mẹo Hay 10 bí kíp dễ dàng để “đọc vị” kẻ nói dối như một cảnh sát chuyên nghiệp
Mẹo Hay

10 bí kíp dễ dàng để “đọc vị” kẻ nói dối như một cảnh sát chuyên nghiệp

Làm thế nào để biết ai đó có nói dối bạn hay không quả thực là một điều phức tạp.

Dựa vào bản năng, bạn có thể dự đoán được ai trong số những người đang ngồi trước mặt bạn đang nói dối , nhưng trong một số trường hợp có thể bạn thất bại. May mắn thay, dựa vào những dấu hiệu dưới đây bạn có thể phát hiện ai là kẻ không trung thực .

Tiến sĩ Lillian Glass, nhà phân tích hành vi, chuyên gia ngôn ngữ cơ thể và tác giả của cuốn sách Ngôn ngữ cơ thể của kẻ nói dối, cho biết khi bạn muốn biết đối phương có nói dối hay không thì trước tiên bạn cần phải hiểu rõ hành động thường ngày của họ.

Dưới đây là một số dấu hiệu chứng minh đối phương có thể đang không trung thực:

1. Có xu hướng thay đổi vị trí đầu một cách nhanh chóng

Nếu đối phương đột nhiên cử động đầu khi được hỏi một câu hỏi trực tiếp, có thể họ đang không trung thực. Trước khi chuẩn bị trả lời, họ sẽ có xu hướng rụt cổ, cúi đầu xuống hoặc nghiêng sang một bên.

2. Hơi thở của họ cũng có thể thay đổi

Khi ai đó nói dối bạn, họ có thể bắt đầu thở nặng nề bởi đó là một phản xạ.

Khi hơi thở thay đổi, đối phương sẽ nhún vai và giọng nói trở nên hời hợt. Về bản chất, họ bị hết hơi vì nhịp tim và lưu lượng máu thay đổi do đang lo lắng và cảm thấy căng thẳng để cố gắng che mắt bạn.

3. Họ có xu hướng đứng yên như khúc gỗ

Khi nói dối, thông thường họ sẽ bồn bồn và di chuyển xung quanh để lảng tránh sự tập trung, nhưng Glass nói rằng bạn cũng nên chú ý với những người không có bất kỳ di chuyển nào.

Đây có thể là dấu hiệu của cuộc chiến tâm lý chứ không phải là phản ứng “đuổi bắt”. Trong một cuộc trò chuyện bình thường, di chuyển cơ thể một cách tế nhị, thoải mái, hay có những hành động vô thức là điều bình thường. Vì vậy, nếu đối phương có tư thế gần như bất động, đây thường là dấu hiệu cảnh báo rằng câu trả lời của đối phương không trung thực.

4. Họ có thể lặp lại các từ hoặc cụm từ

Điều này xảy ra bởi vì họ đang cố thuyết phục bạn cũng như chính họ về một điều gì đó bởi họ cố gắng xác nhận lời nói dối đang hiện hiện diện trong đầu. Ví dụ, anh ta có thể nói: “Tôi đã không… tôi đã không …” quá nhiều lần.

Việc lặp lại này cũng là cách để họ “câu” thời gian và thu thập thêm thông tin cho câu trả lời của mình.

5. Họ có thể cung cấp quá nhiều thông tin

“Khi ai đó liên tiếp cung cấp cho bạn quá nhiều thông tin, đặc biệt là những thông tin không được yêu cầu và chi tiết quá mức, thì có xác suất rất cao rằng người đó không nói cho bạn biết sự thật”, Glass viết.

Những kẻ nói dối thường nói rất nhiều vì họ hy vọng rằng với tất cả những gì họ nói và có vẻ cởi mở, đối phương sẽ tin họ.

6. Họ có thể chạm hoặc che miệng

Muốn kiểm tra độ trung thực của đối phương, đây là 10 bí kíp dễ dàng để đọc vị kẻ nói dối như một cảnh sát chuyên nghiệp - Ảnh 1.

Một dấu hiệu để nhận biết lời nói dối là đối phương sẽ tự động đặt tay lên miệng khi không muốn đối mặt với một vấn đề hay trả lời một câu hỏi.

Khi người lớn đặt tay chạm miệng, điều đó có nghĩa là họ không muốn tiết lộ mọi thứ và không muốn nói sự thật. Hay nói cách khác, họ muốn kết thúc cuộc giao tiếp.

7. Họ có xu hướng che chắn các bộ phận trên cơ thể dễ bị tổn thương

Những bộ phận này có thể là khu vực cổ họng, ngực, đầu, hoặc bụng.

“Tôi thường bắt gặp điều này trong phòng xử án khi tôi làm cố vấn cho luật sư. Khi lời khai của một người làm chứng đánh trúng tâm lý của bị đơn, thôi đã thấy bàn tay của anh ấy đưa lên che cổ trước”, Glass chia sẻ.

8. Chân có xu hướng luôn xê dịch

Xê dịch bàn chân cho bạn biết rằng đối phương đang cảm thấy không thoải mái và lo lắng. Điều này cũng cho bạn biết rằng họ đang muốn kết thúc câu chuyện và bỏ đi càng sớm càng tốt.

Đây là một trong những chìa khóa để phát hiện kẻ nói dối. Chỉ cần nhìn vào chân của họ và bạn có thể biết được rất nhiều điều.

9. Khó khăn để nói chuyện

Nếu phải nói chuyện với một nghi phạm có tội, bạn sẽ thường xuyên quan sát thấy đối phương khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi, họ liên tục liếm môi hoặc nuốt nước bọt. Điều này xảy ra bởi vì hệ thống thần kinh tự động làm giảm lưu lượng nước bọt trong thời gian căng thẳng và niêm mạc của miệng trở nên khô.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu bạn cũng nên lưu ý là đối phương đột ngột cắn môi hoặc mím môi.

10. Họ có thể nhìn chằm chằm vào bạn mà không chớp mắt nhiều

Khi nói dối, thông thường đối phương sẽ tránh tiếp xúc bằng ánh mặt, tuy nhiên trong một số trường hợp để nỗ lực kiểm soát và đánh lừa bạn, họ vẫn duy trì giao tiếp bằng mắt.

4 kỹ năng sẽ giúp bạn không thất nghiệp ở Úc trong 10 năm tới

Khi mọi người nói sự thật, hầu hết sẽ di chuyển đôi mắt xung quanh và thậm chí có thể nhìn sang hướng khác. Trong khi đó, kẻ nói dối sẽ sử dụng một cái nhìn lạnh lùng, ổn định để đe dọa và kiểm soát tâm lý bạn.

Theo Trí Thức Trẻ/ Business Insider

Related Articles

Instagram chính thức cập nhật tính năng Avatar, và đây là cách để bạn kích hoạt nó

Với tính năng mới này, bạn có thể tự tạo các Instagram...

Cách tạo “bản sao” của chính mình trong hình ảnh

Thủ thuật dưới đây sẽ giúp người dùng tạo ra những bức...

Cách nâng cấp bảo mật cho tài khoản Zalo

Zalo trang bị nhiều tính năng giúp người dùng bảo vệ quyền...

Cách tránh bị làm phiền với tin nhắn rác trên iPhone

Thời điểm hiện tại, người dùng iPhone, iPad của Apple tại Việt...