Home Hỏi Đáp Hỏi đáp: Về tranh chấp quyền nuôi dưỡng của con chung ở Úc
Hỏi ĐápTâm Sự - Chia Sẻ

Hỏi đáp: Về tranh chấp quyền nuôi dưỡng của con chung ở Úc

Những ngày cuối của năm tưởng chừng là những ngày nghỉ ngơi trí não cũng như gia đình sum vầy vui vẻ, nhưng chỉ những điều đơn giản vậy thôi mà có vẻ xa xỉ với gia đình của Lan quá.

Giáng sinh tại Úc chắc chắn năm nào cũng ấm áp hơn các nước khác vì đó cũng là lúc chẳng thấy tuyết đâu mà toàn thấy nắng và ngày cô bé chững chạc tuổi đôi mươi ấy lên gặp tôi với khuôn mặt ‘mồ hôi nhễ nhại’ nhưng lại cứ thắc mắc rằng sao văn phòng anh lạnh thế.

>>> Xem thêmHỏi đáp : Khi nào có thể ly hôn sau sau khi có thường trú ở Úc

Sau một lúc nói chuyện bình thường, tôi mới được kể chuyện như sau: Lan là một cô gái có chồng cũng như không, có con với chồng mình cũng coi như người cha của đứa bé đã chết. Tôi chỉ có thể kết luận rằng hai mẹ con của Lan bị hắt hủi vô cùng.

Lan đã qua Úc được 2 năm và trong 1 năm vừa qua phải sống xa chồng (Điệp) cả chục ngàn cây số.

Anh chồng là một kỹ sư và phải đi làm xa cho nên Lan và con của mình sống tại nhà chồng với mẹ chồng. 2 người quen nhau tại Việt Nam vài năm trước. Anh chàng là một giảng viên của trường đại học có tiếng tại Úc với mức thu nhập ổn định và hướng đi rất tốt. Nói chuyện nhẹ nhàng, thông minh và biết chiều người yêu đã khiến cho Lan, một cô gái mới lớn và chưa từng yêu ai phải mềm lòng.

Hai người yêu nhau được vài tháng thì cưới luôn. Đám cưới của cặp vợ chồng Lan & Điệp khiến cho rất nhiều người ngưỡng mộ và ghen tỵ và không ai ngờ cặp trai tài gái sắc này sẽ có ngày chia tay. Sau đám cưới được vài tháng thì Lan biết mình có bầu.

Hồ sơ nộp được vài tháng với Tổng lãnh sự Úc thì được cấp visa.

Được qua Úc sống với chồng là điều mơ ước và cộng thêm có cậu con trai sắp chào đời thì còn gì bằng? Chỉ qua Úc được vài tháng thì đó cũng là lúc Điệp bị mất việc và khiến cho anh ta ăn không ngon và ngủ không yên.

Cảm thấy vô dụng, bất lực và cái tôi của anh dường như đã bị thất lạc, anh chàng xin việc ở nước khác vì công việc của anh chàng giờ đã rất cạnh tranh. Điều này cũng có nghĩa là phải xa mẹ, xa vợ và xa con.

Những ngày đầu vợ chồng xa nhau, thường có những cuộc video chat xem ra sao.

Những ngày sau đó chỉ còn thời gian để nói chuyện…sau đó thì hình và tiếng cũng không thấy.

Điệp thì bận rộn tìm việc ở một xứ lạ trong khi Lan cứ ở nhà chăm cho con thơ và mẹ già. Vài tháng sau nhận được tin anh chồng đã kiếm được việc nhưng khi vợ chồng nói chuyện với nhau thì không còn ngọt ngào như xưa nữa.

Cách xưng hô bằng Tôi & Anh đã thay thế cho cách xưng hô thân mật ‘Vợ & Chồng’ thời mới quen nhau. Tình cảm của Lan & Điệp từ từ rạn nứt. Hai người tưởng rằng chắc chắn quan hệ vợ chồng sẽ không bị làm sao vì đây đâu phải là lần đầu tiên yêu và sống xa nhau? Quãng thời gian từ thời mới quen cũng vượt được chứ huống gì giờ là vợ/chồng của nhau vả lại có con nữa chứ.

Có những đêm khi hai mẹ con Lan đang ngủ thì bất thình lình bà mẹ chồng lao vào phòng như muốn tìm một thứ gì đó. Chẳng hiểu làm gì nhưng khiến cho hai mẹ con của Lan bất an.

Những đêm đang yên tĩnh ôm con nhưng vẫn thấp thỏm không biết có ai đang rình trộm không? Khi Điệp về đến Úc thì hầu hết các chiến lược để đuổi Lan về Việt Nam và lấy con để nuôi đã được sắp xếp. Anh chàng đã báo cho Bộ Di Trú về sự đổ vỡ trong hôn nhân.

Đi gặp luật sư gia đình, luật sư di trú và đủ loại để đoạt được ước muốn của mình. Hiện giờ đã có công ăn việc làm ổn định và quay trở về Úc.

Các vụ tranh chấp quyền nuôi dưỡng của con chung là việc của Toà Án Gia Đình. Anh chàng nói rằng nếu ký vào đơn đó thì sẽ không rút hồ sơ bảo lãnh với Bộ Di Trú. Lan biết rằng ký vào đơn đó thì chắc chắn sẽ bị mất con.

Khi nghe Lan kể tới đây thì tôi chẳng thể nghe tiếp nữa và chỉ nói một câu rằng ‘Để anh vào cuộc anh xúc cho tới bến luôn’. Một người đã từng ăn ngủ, một người chồng và cũng là một người cha mà có những hành vi kém con người thật ấy.

Đêm đó tôi moi và móc các án lệ của Toà Án Liên Bang & Tối Cao để áp dụng. Viết giải trình pháp lý lên rồi lại xoá, gãi đầu hoài và nghĩ chẳng hiểu sao lại có người như vậy. Thức đến 5 giờ sáng thì hồ sơ đã hoàn chỉnh và nút ‘send’ tới Bộ Di Trú đã được bấm sau 7 tiếng ròng rã vật lộn trên văn phòng.

Cùng ngày hôm đó tôi nhận được thư chấp nhận của Bộ Di Trú Úc. Mẹ và cháu yên tâm thưởng thức không khí ấm cúng của Noel năm nay và những năm về sau nhé. Mọi việc đau đầu để chú lo.

Căn cứ theo điều 100.221(4)(ii)(A) của Luật Di Trú đã được sửa đổi và có hiệu lực kể từ ngày 22/03/2014 định rằng ‘nếu đương đơn có visa nhập cảnh Úc theo diện 309 (kết hôn/sống chung) và có quyền nuôi dưỡng riêng/nuôi dưỡng chung/quyền thăm con và đứa con đó là con của người bảo lãnh thì hội đủ điều kiện vào thường trú’.
Điều này cũng có nghĩa rằng kể cả anh chồng này có xin được lệnh của Toà Án Gia Đình về tranh chấp quyền nuôi con đi chăng nữa thì việc xin thường trú của Lan vẫn không bị ảnh hưởng.