Home Định Cư Úc Hỏi đáp di trú: Các vấn đề visa hôn nhân phức tạp (phần 1)
Định Cư ÚcHỏi Đáp

Hỏi đáp di trú: Các vấn đề visa hôn nhân phức tạp (phần 1)

Hỏi đáp di trú Úc

Báo Alo Úc cho em hỏi, em đến Úc năm 2013 bằng visa du lịch và trốn ở lại đến nay. Em đã ở chung với một người Úc, em sắp sinh con.

Trường hợp của em hơi rắc rối là em đã kết hôn trước đó nhưng chưa ly hôn. Vậy em có thể nộp đơn xin visa ở Úc không? Visa của em có 8503, em nghe nói có cái 8503 này là phải về Việt Nam. Em đang lo lắng bị trục xuất, xin chị trả lời giúp em.

Chào em, trường hợp của em tuy phức tạp nhưng vẫn có cách giải quyết.

Trước tiên, sau khi em sinh con, em sẽ thực hiện việc xin miễn điều khoản 8503 có đính trên visa cũ.

Sau khi được miễn điều khoản 8503, em có thể nộp hồ sơ visa hôn nhân. Trường hợp em không thể ly hôn, thì em cần sống chung với partner đủ 12 tháng. Hoặc nếu thời gian chưa đủ 12 tháng, thì chúng ta sẽ thực hiện việc xin miễn 12 tháng sống chung dựa vào việc em và partner đã có con chung với nhau.

Một điều quan trọng không thể bỏ qua đó là, vì em đã ở quá hạn visa 5 năm rồi, nên em cần phải đưa ra “lý do bắt buộc – Compelling reasons” để xin miễn điều khoản cấm dành cho người sống bất hợp pháp, hay còn gọi chung chung là điều khoản 3. Lý do bắt buộc ở đây của em có thể là “con có quốc tịch Úc”. Nếu không đáp ứng được điều khoản này thì em sẽ không thể được cấp visa.

Xem thêm: Hỏi đáp – Xin visa hôn nhân khi chưa ly hôn với người cũ ở Úc?

Mặc dù em có con chung, có khả năng xin miễn điều khoản cấm này, nhưng bên cạnh đó em cũng phải đưa ra bằng chứng để chứng minh mối quan hệ là thật. Vì khi xét hồ sơ, Di Trú sẽ xét tất cả các khía cạnh bao gồm: tài chính, xã hội, sinh hoạt gia đình, và sự cam kết với nhau. Vì luật di trú ngày càng khắt khe, và người sống bất hợp pháp càng lâu thì sẽ càng khó xin miễn điều khoản cấm, nên em phải có sự chuẩn bị thật tốt về phần giải trình cho hồ sơ của mình.

Chúc em thành công.


Chào chị, tôi đang ở Úc bằng bridging visa C, tôi đã nộp visa tị nạn sau khi visa du học của tôi hết hạn. Bây giờ tôi gặp người vợ muốn bảo lãnh tôi ở lại, tôi có thể nộp visa kết hôn không?

Chào bạn,

Bạn có thể nộp hồ sơ xin visa kết hôn trên nước Úc với điều kiện bạn chưa từng bị từ chối visa hôn nhân trên nước Úc, và visa cũ của bạn không có điều kiện 8503 hoặc 8534.

Tuy nhiên việc được cấp visa không phải là dễ dàng bởi vì bạn đã từng ở quá hạn visa du học sinh của mình. Bởi vì khi ở quá hạn visa, bạn sẽ bị áp dụng những điều khoản cấm của luật di trú.

Tham khảo thêm video: Giải đáp thắc mắc về việc xin PR, đổi chủ bảo lãnh và thời gian xin PR.

Để được cấp visa, bạn cần phải đưa ra được lý do bắt buộc-compelling reasons để xin miễn áp dụng điều khoản cấm cho visa hôn nhân, cụ thể có là điều khoản 3 của luật di trú Úc. Thông thường, nếu bạn có con chung với người có quốc tịch Úc thì khả năng xin miễn điều khoản 3 sẽ có thể thực hiện được. Tuy nhiên, việc sống bất hợp pháp càng lâu sẽ khiến cho việc xin miễn điều khoản 3 ngày một khó hơn. Trường hợp bạn không thể có con chung, thì bạn có thể chứng minh việc bạn không được cấp visa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người Úc hoặc người thường trú nhân Úc.

Trên thực tế, cũng có khá nhiều trường hợp không có con chung vẫn có thể xin miễn điều khoản 3. Tuy nhiên phải tuỳ vào hoàn cảnh riêng của mỗi người, và mức độ “compelling hoặc compassionate” như thế nào.

Luật di trú không cấm bạn nộp hồ sơ hôn nhân khi ở quá hạn visa (trừ khi bạn đã từng bị từ chối visa hôn nhân, hoặc có điều khoản 8503, 8534), nhưng để được cấp visa, thì bạn phải đáp ứng được điều khoản cấm mà tôi vừa nếu trên, và bên cạnh đó cũng cần đáp ứng các yêu cầu khác của visa hôn nhân mà di trú yêu cầu.

Chúc bạn thành công.

Nếu bạn đang trong tình trạng như trên và cần sự giúp đỡ, đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ: www.ditrudaonguyen.com hoặc gọi 0459 98 98 98.

Mọi thắc mắc hỏi đáp xin vui lòng gửi về theo địa chỉ: [email protected]

Tham khảo:

  • https://www.homeaffairs.gov.au/about/corporate/information/fact-sheets/52b-nfc
  • https://www.homeaffairs.gov.au/trav/visa-1/030-
  • http://classic.austlii.edu.au/au/legis/cth/consol_reg/mr1994227/sch3.html

Related Articles

Việt Nam: Trường hợp nào đổi từ CMND sang CCCD gắn chip được giữ nguyên số?

Việc đổi số khi chuyển từ Chứng minh nhân dân (CMND) sang...

Hố sụt “tử thần” xuất hiện do nguyên nhân nào?

Liên tiếp gần đây, nhiều hố tử thần sâu hoắm đã xuất...

‘Hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Bạn đọc hỏi: Mã ‘hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn...