Home Hỏi Đáp Di trú Úc: Vài điều cần biết về điểu khoản 3 cho người ở lậu
Hỏi Đáp

Di trú Úc: Vài điều cần biết về điểu khoản 3 cho người ở lậu

(www.Alouc.com) – Mới đây, em lại nhận được thư của bộ di trú 01/2017 bảo em bổ sung thêm bằng chứng về mối quan hệ. Nhưng Bộ bắt viết đơn giải trình tại sao để visa student cancel mới nộp đơn. Họ ghi là “Schedule 3 Criteria- Compelling reasons”.

Chào anh:

‘ Anh có thể tư vấn cho em, những gì em nên viết và không nên viết để có lợi cho bộ hồ sơ này không ạ. Hay em cứ viết đúng sự thật là nhà em đối xử với em như vậy nên em không có tiền nộp hồ sơ trước đó.’

Em tên là Nhung, sinh năm 1994, em là du học sinh qua Úc từ năm 2014. Hồi đó em học ở Monash University. Sau khi gặp chồng em thì chúng em yêu nhau và kết hôn. Gia đình chồng chỉ có chồng , em chồng và bố chồng. Bố mẹ chồng đã li dị nhau. Bố đem 2 đứa con qua Úc được 7 năm. Gia đình chồng đã có quốc tịch Úc.
 
Ngày chúng em yêu nhau, phụ huynh hai bên đều biết. Nhưng đến khi đám cưới vào tháng 10/2014 ở Sydney, bố mẹ em mới qua dự. Khi 2 bên nhà nói chuyện với nhau. Bố mẹ em bảo hai đứa cứ việc cưới nhưng không được có con, phải học xong mới được có con và làm đám cưới ở Việt Nam. Bố chồng em thì không chịu, bảo là đám cưới xong thì cuộc sống là của hai đứa sao lại cấm có con với nhau. Thế là hai bên gia đình giận nhau, bố mẹ bắt em huỷ đám cưới diễn ra vào ngày mai. Tụi em không chịu, đám cưới vẫn diễn ra và  bố mẹ em không đến dự, chỉ có mỗi gia đình và bạn bè bên chồng.
 
Tụi em buồn lắm. Bố mẹ giận em từ đó, từ mặt chúng em và cả bên thông gia. Bố mẹ bảo sướng khổ thì tự chịu, từ nay không đầu tư cho em học bên này nữa. Gia đình em ở Việt Nam thì khá giả. Lúc đầu còn vui vẻ với nhau, bố mẹ em hứa phụ tụi em tiền thuê nhà, nhưng sau lại thôi không cho nữa.
 
Chồng em có business riêng nhưng vì ổng tin tuởng người thân bên Việt Nam làm ăn với nhau sao mà bị vướng vào pháp luật và bị dính vào CSO (bị phạt lao động công ích). Chồng em bị phạt 500 giờ CSO. Shop thì lâu lâu police nó vào kiểm tra thành ra không làm ăn được. Cuối cùng bị phá sản.

Thời gian đầu tụi em rất khó khăn, bên này không ai giúp đỡ sau khi mất business. Chỉ có một mình bố chồng tìm job, cho tụi em tiền bond phòng, nấu cơm cho tụi em. Trong khi ông ấy chỉ ăn tiền thất nghiêp.


 
Đến tháng 05/1015. Em dính bầu, em điện về báo ở nhà mặc dù biết bố mẹ em không thích. Em cam kết là em có bầu vẫn đi học được. Em học xong 1 term sẽ nghỉ sinh và đi học lại. Em là đứa học rất tốt và lấy được toàn điểm trên trung bình. Em thích đi học. Nhưng mẹ không chịu cho em tiền đi học nữa. Họ cúp tất cả tiền của em.  Mẹ còn bảo em lỡ có bầu về thì về Việt Nam “giải quyết” xong rồi đi học tiếp. Em sợ lắm. Em quý con nên ko dám về. Nhà giận em do thời điểm đó mẹ cũng bệnh phải nhập viện mà em không chịu về. Sau đó, em không liên lạc với gia đình nữa.
 
Em đã khóc đau khổ quá nhiều. Chồng em đi làm vât vả nuôi em. Ổng không cho em đi làm từ lúc biết em mang bầu. Ổng bảo cực ổng chịu. Chồng em đi làm hãng từ 11/2014 sau khi thất bại với business. Ngoài ra, chồng em vẫn phải làm CSO từ tháng 11/2015, làm thứ 7. Ngày thường ổng đi làm hãng, job nặng và cực lắm, kéo máy, làm từ thứ 2 đến thứ 6.  Nên đến thứ 7 nhiều lúc ổng mệt quá gục ko đi  CSO được. Làm CSO không liên tục, bên cải huấn cộng đồng lại gởi ra toà. Ổng mệt quá bảo thôi kệ nó gởi ra toà thì lên tính tiếp chứ anh đuối quá không đi nổi nữa. Em thương ổng, mấy lần lén ôm bụng bầu đi đến trung tâm cải huấn để năn nỉ bà quản lý hồ sơ để đừng gởi ổng ra toà. Bây giờ thì ổng không cần phải làm CSO nữa.
 
Em sinh con tháng 1/2016. Chỉ có chồng em đưa đi bệnh viện và bố chồng thỉnh thoảng vào chăm, nấu cháo cho em ăn. Em gái chồng thì xin đồ sơ sinh, mua bỉm sữa thuốc cho cháu. Còn nhà em tuyệt nhiên không đoái hoài hỏi han gì đến. Bố chồng em bảo nhà em không quan tâm đến em, nhưng giờ em phải nộp hồ sơ ở lại vì em không đi học từ tháng 05/2015 rồi. Ổng gom góp đưa cho em $3,000, bảo bố chỉ có bấy nhiều, số còn lại vợ chồng hai đứa tự gom góp.
 
Tầm tháng 08/2016, bố mẹ em bất ngờ sang nhà em, bảo là nhớ cháu qua thăm nó. Nhưng vẫn thành kiến với bố chồng và chồng em. Lúc này, bố mẹ có cho bé $8,000. Cùng thời điểm này, em nhận được thư Bộ di trú “Intention to cancel student visa”, thông báo rằng họ có ý định huỷ visa sinh viên của em. Sau đó em gởi thư giải thích cho Bộ di trú nhưng cuối cùng họ vẫn huỷ visa của em.
 
Tới tháng 10/2016, em mới gom đủ tiền nộp hồ sơ nên em nộp xin Visa Partner luôn, em được cấp Bridging Visa C rồi anh ạ. Tụi em có rất nhiều bằng chứng hình chụp chung với nhau, đi chơi, bạn bè, và con chung, đầy tháng, bill điện nước. Em còn nộp cả police check và lí lịch tư pháp.
 
Mới đây, em lại nhận được thư của bộ di trú 01/2017 bảo em bổ sung thêm bằng chứng về mối quan hệ. Nhưng Bộ bắt viết đơn giải trình tại sao để visa student cancel mới nộp đơn. Họ ghi là “Schedule 3 Criteria- Compelling reasons”.
 
Anh có thể tư vấn cho em, những gì em nên viết và không nên viết để có lợi cho bộ hồ sơ này không ạ. Hay em cứ viết đúng sự thật là nhà em đối xử với em như vậy nên em không có tiền nộp hồ sơ trước đó.
 
Em chân thành cám ơn anh. Mong anh cho em lời khuyên để em có thể nộp hồ sơ ở lại và chăm sóc chồng con em ở đây ạ.
 
Nhung.

Chào em:

Anh đã đọc thư tâm sự của em và rất xúc động với hoàn cảnh trớ trêu của em. Những sự việc như của em là những việc anh thấy hằng ngày, đặc biệt với các cuộc hôn nhân vướng phải sự chia rẽ từ phía gia đình. Anh luôn tán thành với quyền tự do trong tình yêu. Thời buổi bây giờ không còn chuyện ‘cha mẹ đặt đâu con ngồi đó’ nữa, vì dẫu sao người đàn ông mà em yêu kia chính là chồng em, còn tình thương thì em luôn dành cho bậc cha mẹ. Yêu và thương là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Chẳng ai muốn trở thành người con bất hiếu với cha mẹ nhưng đồng thời cũng chẳng có ai lại đi xua đuổi, chối bỏ, hủy hoại một tình yêu chân thật. Dẫu sao em đã trưởng thành và nhận xét được lý đúng lẽ phải của cuộc sống và nhìn vào việc chứ không phải vào người.

Tạ Quang Huy hiện đang công tác tại Úc. Anh là tổng giám đốc của tập đoàn tư vấn luật di trú với 4 chi nhánh tạu Melbourne và 2 chi nhánh tại Việt Nam

Anh cũng đoán được em đã tự làm hồ sơ vì có khó khăn về kinh tế. Anh sẽ giải thích một chút cho em hiểu tình trạng của mình như sau:
 
Trong những trường hợp mà nếu còn Visa thì khoản 3 sẽ không áp dụng, nhưng đối với các trường hợp như Visa đã hết hạn hoặc Visa bị hủy sau khi nộp, thì khoản 3 sẽ áp dụng. Đây còn gọi là hồ sơ của ‘người ở lậu’.
 
Ban đầu, khi xét duyệt khoản 3, Bộ di Trú chưa hề đề cập tới việc mối quan hệ của em và chồng có thật hay không, mà Bộ Di Trú sẽ xem các lý do dẫn tới việc đã vi phạm điều kiện visa sinh viên của em có được coi là ngoài ý muốn hay là không? Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau và rất tiếc luật di trú hiện hành không định nghĩa các lý do ‘ngoài ý muốn’ là gì, thay vào đó chỉ có những chính sách hay hướng dẫn của Bộ Trưởng Di Trú đưa ra một số ví dụ và thông thường là những lý do ví dụ như người sở hữu visa phải nhập viện và không thể đi học hay một số lý do khác.

Điều khoản 3 này đã được sửa đổi và chặt chẽ hơn vào 1/7/2014 và đã có những vụ án trên Toà Án Liên Bang như Waensila quyết định ngày 15/3/2016 nêu rằng các lý do ‘ngoài ý muốn’ có thể xảy ra sau khi đơn xin định cư đã được nộp, thay vì trước 1/7/2014 phải có sẵn lý do ‘ngoài ý muốn’ trước khi nộp đơn định cư.
 
Người viết cũng phải nhấn mạnh một điều rằng Úc là quốc gia thành viên của Hiệp Ước CROC trực thuộc của Liên Hiệp Quốc với 140 quốc gia thành viên. Hiệp ước CROC này ban hành vào ngày 2/9/1990 nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi trẻ em. Với 54 Điều trong hiệp ước này, quyền lợi của trẻ em sẽ được ưu đãi tối đa và cộng thêm Úccũng là quốc gia thành viên trong Hiệp Ước ghi nhận rằng ‘gia đình là nền tảng của xã hội’. Vậy thì quyền lợi của con em, sau khi sinh đã là một công dân Úc cũng sẽ bắt buộc phải được nói đến. Rồi tới việc ảnh hưởng của gia đình riêng của em sẽ gặp phải nếu phải chịu đựng sự chia rẽ.
 
Khi chúng ta làm các bản giải trình pháp lý như vậy và gửi cho Bộ Di Trú, nếu may mắn gặp nhân viên xét duyệt có sự hiểu biết về luật thì cũng sẽ ổn, nhưng  khi gặp phải những nhân viên mà họ chỉ dựa vào nhận xét cá nhân cảm tính, họ không hiểu rõ vấn đề sẽ từ chối hồ sơ của mình. Thì sau đó các vụ án như vậy nếu được tiếp tục khiếu nại sẽ được đưa lên giải quyết tại cấp Toà và các chánh án tại Toà sẽ nhìn nhận vụ án một cách ‘thoáng’ hơn bởi sự hiểu biết luật rất rộng rãi và sâu. 

Kể từ khi người viết đi sâu vào việc nghiên cứu về những hồ sơ cho ‘người ở lậu’ từ năm 2002 cho tới nay, những trường hợp như của em thì người viết cho rằng khả năng xin miễn khoản 3 là có. Nhưng em không nên chủ quan về việc cứ nghĩ mình thật và có con là được. Có những các hồ sơ người viết đã từng tham gia tại cấp Toà Án cũng chỉ vì cái ‘chủ quan’ mà phải tốn tiền, mất thời gian và có khi gây sự chia rẽ của vợ chồng. Thái độ của Bộ Di Trú cũng có thể cho rằng việc em và chồng em có con cũng chỉ chứng minh được hai người có quan hệ với nhau rồi có con, chứ chưa có các yếu tố thuyết phục được định nghĩa của một cặp vợ chồng căn cứ theo điều 1.15A của Luật Di Trú Úc.

Nếu cần thêm thông tin gì, đừng ngại liên lạc cho anh.

Tạ Quang Huy.

Related Articles

Việt Nam: Trường hợp nào đổi từ CMND sang CCCD gắn chip được giữ nguyên số?

Việc đổi số khi chuyển từ Chứng minh nhân dân (CMND) sang...

Hố sụt “tử thần” xuất hiện do nguyên nhân nào?

Liên tiếp gần đây, nhiều hố tử thần sâu hoắm đã xuất...

‘Hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Bạn đọc hỏi: Mã ‘hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn...