Home Cộng Đồng Việt Nam vận động mỗi nhà một bình cứu hỏa và đặt hàng của Trung Quốc?
Cộng Đồng

Việt Nam vận động mỗi nhà một bình cứu hỏa và đặt hàng của Trung Quốc?

(www.Alouc.com) – Cũng có thể đặt mua sản phẩm của Trung Quốc nếu chất lượng đảm bảo mà giá thành lại hợp lý. Trao đổi với Đất Việt, Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM nhắc lại đề xuất “vận động mỗi nhà phải có bình chữa cháy” là dựa trên tình hình thực tế.

Cần khoảng 2 triệu bình cứu hỏa

Ông Bửu giải thích, có nhiều vụ cháy nhỏ đã lan nhanh thành những đám cháy lớn do không có phương tiện và thiết bị xử lý kịp thời, gây hậu quả nghiêm trọng về người và của.

“Hầu hết hộ nào cũng có bếp gas để đun nấu, lại có rất nhiều những vật dụng dễ bắt lửa, dễ gây cháy. Vì vậy, yêu cầu mỗi nhà có một bình cứu hỏa để xử lý tại chỗ là rất cần thiết”.Nhất là ở những hộ gia đình vừa kết hợp làm nhà ở  lại vừa để kinh doanh, thường tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM, hiện nay luật chưa có điều khoản nào cụ thể buộc người dân phải thực hiện quy định trên mà mới dừng ở khuyến khích, nhắc nhở nên rất khó xử lý.

Van dong moi nha mot binh cuu hoa: Dat hang Trung Quoc?

Vì vậy, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM đã mạnh dạn đề xuất xin cơ chế đặc thù để hỗ trợ, trang bị cho mỗi hộ dân một bình chữa cháy. Nguồn hỗ trợ sẽ được vận động từ phía các doanh nghiệp, các công ty và kể cả chính quyền địa phương. Mặc dù vậy, ông cũng thừa nhận để thực hiện được chủ trương trên cũng không phải dễ dàng.

Vì nếu trang bị cho mỗi hộ một bình cứu hỏa thì rất đơn giản nhưng nếu trang bị cho khoảng hơn 2 triệu hộ dân trên toàn thành phố lại là con số không nhỏ. Để trang bị cho khoảng hơn 2 triệu dân trên địa bàn thành phố thì số lượng bình cứu hỏa cần trang bị cũng có số lượng tương đương như vậy

“Đây là vấn đề an sinh cho người dân, lo cho một người là lo cho toàn xã hội”, ông Bửu nhấn mạnh.

Vấn đề khiến Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM trăn trở nhất là tìm kiếm được nguồn cung cấp có chất lượng.

“Chúng tôi cũng đã có các phương án tham khảo trên thị trường, có rất nhiều loại bình cứu hỏa, có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau như: bình cứu hỏa bằng bọt khí CO2 hoặc là bột khô, cũng có thể là những bình cứu hỏa chứa dung dịch nước… có chất lượng, giá thành phù hợp với túi tiền của người dân. Vấn đề bây giờ là chọn cho được loại bình có đủ tiêu chuẩn, chất lượng đảm bảo”.

Ông Bửu cho biết, hiện có nhiều loại bình có giá thành thấp nhưng chất lượng lại không đảm bảo, vì vậy, cần phải tiến hành rà soát, kiểm tra lại. Những bình cứu hỏa đạt chất lượng phải được dán tem, nhãn, ghi rõ xuất xứ của cơ quan chức năng.

“Cũng có thể đặt mua sản phẩm của Trung Quốc nếu chất lượng đảm bảo mà giá thành lại hợp lý”, ông Bảo cho biết.

Bên cạnh đó, ông Bửu cũng đề xuất xin cơ chế đặc thù để xử lý nghiêm những hộ dân vi phạm, cố tình không trang bị bình cứu hỏa. Theo đề xuất, cơ chế đặc thù sẽ có những quy định bắt buộc đối với những hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, thậm chí phải xử phạt nếu những hộ này không chịu thực hiện.

Kết quả hình ảnh cho cứu hỏa

“Mục đích cuối cùng là trang bị được cho mỗi hộ dân một bình chữa cháy, còn làm thế nào để đạt được mục tiêu đó thì hiện chúng tôi cũng đang có nhiều phương án”, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM cho biết.

Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM khẳng định sẽ quyết tâm, kiên trì vận động thành phố ủng hộ chủ trương trên.

Chỉ có thể đặt Trung Quốc

Ông Ngô Văn Xiêm – nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học PCCC đánh giá cao vai trò của công tác phòng cháy chữa cháy tại chỗ.

Ông cho biết, khi xảy ra sự cố, nếu không có dụng cụ xử lý tại chỗ sẽ dẫn tới những nguy cơ bị cháy nổ, chập điện hoặc có thể khiến đám cháy bùng phát, lan nhanh với diện rộng rất khó xử lý.

Vì vậy, đề xuất trang bị mỗi hộ dân là yêu cầu cũng là quyền lợi của người dân. Theo ông Xiêm, hiện trên thị trường có rất nhiều loại bình cứu hỏa mini phù hợp, nhưng dễ sử dụng hơn cả là loại bình chứa bột. Loại bình này có mức giá khoảng hơn 100.000 đồng/bình.

Điều quan trọng theo ông có hai vấn đề. Thứ nhất, là phải hướng dẫn người dân cách bảo quản, sử dụng khi có sự cố xảy ra.

“Nếu trang bị mà không biết cách sử dụng cũng chỉ là trang bị cho vui”, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học PCCC nói rõ.

Thứ hai là, chất lượng của bình cứu hỏa. Ông Xiêm cho biết, cái dở lớn nhất hiện nay là Việt Nam chưa tự sản xuất được bình chữa cháy mà chủ yếu phải nhập từ nước khác.

Theo ông Xiêm, với năng lực của cảnh sát phòng cháy chữa cháy Việt Nam chúng ta có dư sức tự sản xuất được bình chữa cháy, tuy nhiên, chúng ta không chịu đầu tư mà chủ yếu là nhập từ Trung Quốc, rất khó kiểm soát được chất lượng. Đây là điều rất đáng tiếc.

Vị chuyên gia đặt câu hỏi: “TP.HCM có dám đứng ra kiểm định, đánh giá, dán tem cho bình cứu hỏa không”?

Tự giải thích cho câu hỏi trên, vị chuyên gia cho hay nếu đưa ra đề xuất nhưng không có quy định, quy chuẩn, không có đơn vị kiểm tra, kiểm soát chất lượng cho bình chữa cháy mà để thả lỏng cho các doanh nghiệp kinh doanh tự tung tự tác là phản tác dụng.

Về đề xuất xin chế tài xử lý của Cảnh sát PCCC TP.HCM, ông xiêm cho rằng “khó có thể thực hiện được”.

“Người dân họ thấy cần thiết thì họ trang bị, nếu thấy chưa cần thì họ chưa trang bị thôi. Tôi nghĩ không thể dùng chế tài để xử phạt người tự gây cháy cho nhà mình được”, ông Xiêm nói.