Home Cộng Đồng Việt Nam: Tiến sĩ 8 ngày và báo động về tính trung thực
Cộng Đồng

Việt Nam: Tiến sĩ 8 ngày và báo động về tính trung thực

8 ngày thành tiến sĩ. Chuyện này quá thường khi thực tiễn cho thấy có những tiến sĩ Việt đào tạo tại Mỹ một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết. Điều đáng nói nhất trong trường hợp này là vị “tiến sĩ” nọ không phải là một quan chức mà lại là một giảng viên, lấy bằng ngành giảng dạy tiếng Anh. 

Trung tâm Công nhận văn bằng, Bộ Giáo dục vừa từ chối công nhận văn bằng tiến sĩ giáo dục tại Trường ĐH Asia E (AeU, Malaysia) của một “tiến sĩ”.

Theo hồ sơ, vị “tiến sĩ” này học chương trình tiến sĩ trong thời gian 4 năm, từ 2011 đến 2015. Nhưng, theo thông tin trên hộ chiếu, ông không học trực tiếp tại cơ sở của AeU mà chỉ sang Malaysia 4 lần, tổng cộng 8 ngày, kể cả thời gian đi đường.

8 ngày thành tiến sĩ. Chuyện này quá thường khi thực tiễn cho thấy có những tiến sĩ Việt đào tạo tại Mỹ một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết.

Điều đáng nói nhất trong trường hợp này là vị “tiến sĩ” nọ không phải là một quan chức mà lại là một giảng viên, lấy bằng ngành giảng dạy tiếng Anh. 

Đến một người thầy còn không trung thực với chính mình thì làm sao ông có thể dạy dỗ người khác cho học trò.

Chung ta nhìn thấy trong thực tế vô vàn những ví dụ về tính trung thực. Những biệt phủ từ buôn chổi đót, đánh giày. Những lâu đài từ chạy xe ôm, lao động “thối móng tay”. Những mùa xuân “không phát hiện quà tặng”. Những địa phương cả năm không phát hiện một vụ tham nhũng. Và cả trong địa hạt truyền bá, giáo dục về tính trung thực như giáo dục với những “tiến sĩ 8 ngày”, những giáo sư chép nhầm.

Sách tiếng Việt lớp 4 tập 1 có một “bài văn bị điểm 0” tuyệt vời, giáo dục một cách thấm thía về sự trung thực. Có người nói chính nhà trường, chính các thầy cô là người viết những nét đầu tiên trên trang giấy trắng tâm hồn, nhưng nếu ngay cả trong giáo dục cũng thiếu trung thực thì điều gì sẽ xảy ra?!

Còn “chúng ta” nữa. Trước những vấn nạn về tính trung thực ngày hôm nay, chúng ta có những cách ứng xử khác nhau. Hoặc mặc kệ, thản nhiên coi đó như là chuyện thiên hạ, hoặc tổn thương mà từ đó xem lại mình, có biện pháp giáo dục kể cả từ học trò, người lớn, quan chức… trong từ gia đình, nhà trường, công sở và ngoài xã hội.

Hẳn nhiên rồi, những việc làm ngày hôm nay sẽ là gieo một hạt giống, hoặc để có được hoa trái, hoặc sẽ nhận về những hậu họa cho tương lai.

Theo Lao Động