Home Cộng Đồng Sự thật sốc về lao động nước ngoài làm việc tại các nông trại nhà máy Úc
Cộng Đồng

Sự thật sốc về lao động nước ngoài làm việc tại các nông trại nhà máy Úc

Những người lao động nước ngoài được trả $3,95 một giờ, làm việc 22 tiếng một ngày. Bị buộc phải ngủ trong giường chó. Và một số thậm chí còn thực hiện việc quan hệ tình dục để kéo dài thời hạn visa của họ.

Đấy là những điều kiện làm việc khủng khiếp như nô lệ mà những công nhân trang trại nước ngoài thuộc diện Working Holiday Visa (subclass 417) đối mặt trên khắp nước Úc.

Một cuộc điều tra của chương trình Four Corners phát sóng trên đài truyền hình quốc gia ABC đã phát hiện ra việc bóc lột gây sốc đối với những nhân công nước ngoài đang làm việc tại các trang trại cung cấp mặt hàng chính cho các siêu thị lớn của Úc.

Những băng nhóm nhà thầu thị trường chợ đen đóng vai như một người trung gian và cung cấp lao động cho các trang trại Úc và các nhà máy nơi họ thường xuyên bị trả lương thiếu, quấy rối và lạm dụng trong khi làm việc tại các vị trí tay nghề thấp.

Coles, Woolworths, Aldi, Costco và IGA đều liên quan đến các cáo buộc, cũng như các chuỗi thức ăn nhanh KFC và Red Rooster.

“Đây là một vấn đề nghiêm trọng mang tính quốc gia.” phóng viên đài ABC Caro Meldrum-Hanna, người đứng đầu cuộc điều tra cho biết. “Toàn bộ chuỗi thực phẩm tươi sống của chúng ta được cung cấp từ sự bóc lột.” cô nói với News.com.au.

Đài truyền hình quốc gia dự đoán hàng trăm triệu đô la tiền lường dành cho các công nhân đã bị mất tích mỗi năm. Nhưng một trong những cáo buộc nguy hiểm nhất được phát hiện bởi các điều tra viên là các mục tiêu và sự đối xử đối với lao động nữ.

Theo báo cáo, phụ nữ đang là mục tiêu và bị ép thực hiện các hành vi quan hệ tình dục để đổi lấy việc kéo dài thị thực (visa) của họ  tại Úc hoặc chỉ đơn thuần là giải trí giữa giờ.

Những người nhập cư tại trung tâm của sự đồi bại này là cực kỳ dễ bị tổn thương, với sự giới hạn về tiếng Anh và làm việc trong tình trạng bị đe dọa cao.

“Nếu họ (lao động nước ngoài) hé lộ một lời hay phàn nàn, họ sẽ bị sa thải hoặc bị trục xuất.” Meldrum-Hanna nói.

Cô nói rằng trong một số trường hợp, người lao động đang bị buộc phải nhận những ca làm việc kéo dài 22 giờ và thường xuyên bị từ chối các sinh hoạt vệ sinh cá nhân hay uống nước. “Có những người bị ướt cả quần của họ và vẫn phải làm việc.” cô nói.

Trong một trường hợp tại một trang trại Queensland, một nhóm công nhân được giới thiệu trong tập phim tài liệu của Four Corners được phát sóng tối nay trên đài ABC đã bị buộc phải ngủ trên giường chó. Trong một trường hợp riêng biệt, một người phụ nữ đáng lẻ được trả lương $20,90/ một giờ đã nhận được chỉ là $3,95.

Four Corners airs at 8:30pm tonight on ABC.

Four Corners sẽ được phát sóng vào tối nay 8 giờ 30 trên ABC 1

Các công nhân nhập cư bị lạm dụng có hệ thống này đã nhập cảnh vào Úc hợp pháp theo diện visa 417 Working Holiday và cho phép họ đi du lịch và làm việc sáu tháng một năm tại Úc.

Theo thống kê, Úc có khoảng 150.000 lao động nước ngoài nhập cảnh mỗi năm, và ngành công nghiệp của Úc đang dựa dẫm phần lớn vào sức lao động của họ. Tuy nhiên, chính những nhà thầu tại thị trường chợ đen đã cung cấp những người di cư đến các trang trại đang cướp đi tiền lương của họ và cho phép hệ thống tham nhũng phát triển ngày một mạnh mẽ.

Trong đó, các nhà thầu này hoạt động theo hai cách. Một số có quan hệ với các tổ chức nước ngoài hứa hẹn việc làm di cư và kết nối những người này với các nhà thầu đang chờ đợi họ khi đến nơi.

Một cách khác mà trong đó các công nhân bị nhắm mục tiêu thông qua trang web cung cấp việc làm cho diện visa 417 – một trong số đó rất ngang ngược, họ còn tuyên bố công việc làm của thị trường chợ đen.

“Một khi bạn dịch [các trang web] sang tiếng Anh, sự bất hợp pháp ở đây thực sự làm bạn nghẹ thở.” Meldrum-Hanna nói.

Theo cô, chính sự thiếu sót giám sát của Cơ quan nhập cư đã cho phép bóc lột và tham nhũng trở nên ăn sâu và phổ biến tại Úc.

Thị thực 417 không được giám sát bởi cơ quan chức năngvà Meldrum-Hanna tin rằng những quy định của thị thực chính là”sự bốc lột có sẵn” cũng như chính phủ nhắm mắt phớt lờ.

Supermarkets have allegedly been supplied by farms and factories that exploit migrant wor

Các siêu thị bị cáo buộc nhận cung cấp bởi các trang trại và các nhà máy bóc lột sức lao động của người nhập cư.

Các công nhân nhập cư không phải là nạn nhân duy nhất của hệ thống tham nhũng. Sự lan rộng việc bốc lột sức lao động cũng ảnh hưởng đến các nông dân chân chính, trong khi làm thiệt hại không thể khắc phục đến danh tiếng toàn cầu của Úc.

“Chúng tôi sẽ được biết đến như một đất nước bóc lột những người dễ bị tổn thương, những người đang tìm kiếm một cơ hội tốt hơn cho cuộc sống”, tiến sĩ Joanna Howe, một chuyên gia về luật lao động và nhập cư từ trường Đại học Luật Adelaide cho biết.

Thành viên liên bang và là một cựu nông dân mía, Keith Pitt xuất hiện trong tập phóng sự tối nay trên đài ABC, cho rằng thiệt hại về danh tiếng của Úc đối với quốc tế đã xảy ra rồi. Khi được hỏi nếu ông nghĩ những người mua hàng của Úc sẽ mua sản phẩm đó không nếu họ biết về điều kiện làm việc khủng khiếp mà những thứ họ mua được sản xuất, ông trả lời “hoàn toàn không.”

Còn đối với những người nông dân chọn không sử dụng nhà thầu trung gian, họ đang bị đẩy ra khỏi thị trường.

Những nhà báo Four Corners đã có cuộc phỏng vấn với giám đốc điều hành của một trong những nhà cung cấp khoai tây lớn nhất đất nước, nơi vừa bị cắt hợp đồng bởi hai siêu thị lớn cho việc không chịu cung cấp mặt hàng rẻ hơn bằng cách bóc lột sức lao động.

“Họ đang gian lận cả hệ thống. Họ lợi dụng những kẻ thấp cổ bé họng, từ những người trong trang trại và những người trong các nhà máy và sử dụng đó làm lợi thế cạnh tranh của họ trên thị trường, “Steve Marafioti nói với Four Corners.

“Đây không phải là điều nên làm. Đây không phải là điều đúng đắn. Nhưng nó thực sự thay đổi cả ngành công nghiệp của chúng ta.”

A factory producing potatoes says they’ve been penalised for not using exploited labour.

Một nhà máy sản xuất khoai tây cho biết họ đã bị trừng phạt vì không sử dụng các bóc lột sức lao động.

Vấn đề này đã được phép tồn tại trong nhiều năm nhưng những người trong ngành đang kêu gọi các siêu thị lớn hãy dừng lại việc trốn tránh trách nhiệm đạo đức của họ.

“Siêu thị cần phải đảm bảo rằng họ đang tìm nguồn cung ứng từ các nhà cung cấp có đạo đức” Meldrum-Hanna nói.

Trong khi nhiều cơ quan chức năng và các cơ quan chính phủ như Fair Work Ombudsman và Sở Di Trú có trách nhiệm trong việc điều chỉnh hệ thống, họ bị cáo buộc làm ngơ cho các hình thức phạm tội và những nhà thầu chợ đen độc ác.

Tuy nhiên các nhà báo, những người dẫn đầu cuộc điều tra tin rằng vấn đề có thể được sửa chữa với một vài thay đổi đơn giản, bao gồm việc giám sát chặt chẽ hơn và loại bỏ hình thức thị thực 417.

Nhưng tại thời điểm này trong phạm vi của vấn đề vẫn là trong “vòng lẩn quẩn” và có rất ít dấu hiệu cho thấy sự thay đổi sẽ xảy ra.