Home Cộng Đồng SỐC: 80% thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ Trung Quốc được làm giả mạo
Cộng Đồng

SỐC: 80% thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ Trung Quốc được làm giả mạo

(www.Alouc.com) – Một cuộc điều tra về những cuộc thử nghiệm các loại thuốc chữa bệnh mới đã tiết lộ một sự gian lận dữ liệu có quy mô lớn.

Theo một cuộc duyệt xét sâu rộng về các cuộc thử nghiệm dược phẩm mới ở Trung Quốc, dữ liệu thử nghiệm thuốc lâm sàng đã và đang bị giả tạo trên quy mô lớn.

Kết quả hình ảnh cho thuốc giả trung quốc

Theo một phúc trình trên nhật báo Economic Information Daily hồi tháng Chín, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung ương Trung Quốc (SFDA) đã thực hiện một cuộc đánh giá một năm gồm 1,622 cuộc thử nghiệm lâm sàng các dược phẩm đang chờ phê duyệt trước khi bán ra ngoài thị trường.

Họ kết luận rằng hơn 80 phần trăm của các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng này đã được “chế tạo”, không đầy đủ, không có bằng chứng, hoặc không đáp ứng được yêu cầu để phân tích.

Theo phúc trình này, một số công ty dược phẩm đã bị cáo buộc giả mạo các dữ liệu không phù hợp với sự mong đợi của thuốc, hoặc đã che giấu hay xóa hồ sơ về các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

Đài Á châu Tự Do RFA tường thuật với phát hiện này, việc áp dụng của hơn 80 phần trăm thuốc mới sản xuất hàng loạt đã bị hủy bỏ, và các giới chứng cảnh báo rằng vụ bê bối này có thể còn nhiều bằng chứng sai phạm ẩn mình bên trong.

Các cuộc thử nghiệm thuốc vừa nhắc đến hoàn toàn là thuốc Tây, không phải thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc.

Biết trước khi điều tra 

Vụ bê bối này không làm những người làm việc trong ngành y dược Trung Quốc mảy may ngạc nhiên.

“Chuyện giả mạo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng là một ‘bí mật’ phơi bày, ngay cả trước khi tiến hành điều tra”, báo Economic Information Daily dẫn lời một người ẩn danh, đứng đầu một bệnh viện ở Trung Quốc.

Kết quả hình ảnh cho thuốc giả trung quốc

Phúc trình của SFDA nói rằng ngành kỹ nghệ sản xuất dược phẩm của Trung Quốc nói chung đang bị cản trở vì vấn đế chất lượng, vậy nên đã sản sinh ra nhu cầu ‘chế tạo’ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng để phù hợp với các tiêu chuẩn cao trong giấy tờ.

Nhiều loại ‘thuốc mới’ chỉ đơn giản là hỗn hợp trộn lại từ những loại thuốc đã có, và kết quả thử nghiệm lâm sàng đã được viết sẳn, với các dữ liệu được chế tạo ra và nhét vào sao cho khớp, phúc trình SFDA viết.

Một bác sĩ họ Zhang làm việc ở một bệnh viện danh tiếng phía bắc Tây An nói rằng có những quy định chặt chẽ trên toàn quốc cho việc phát triển và thử nghiệm thuốc Tây.

“Thử nghiệm lâm sàng phải đươc thực hiện trong ba giai đoạn cụ thể, và phải được đánh giá ít nhất về mặt an toàn cho người sử dụng. Nhưng tôi thực không biết chuyện gì đang xảy ra nữa”, bác sĩ Zhang nói.

Văn hóa giả dối 

Vấn đề an toàn cho sức khỏe công chúng ở Trung Quốc đâu chỉ dừng lại ở vụ bê bối 80 phần trăm dữ liệu thử nghiệm lâm sàng thuốc bị giả mạo.

Ở một đất nước ngày càng nhiều người mua sỉ thực phẩm làm hay nuôi trồng từ ngoại quốc cho những nhu cầu hàng ngày từ cái bánh ăn sáng, trái cây, hải sản, sữa bột công thức trẻ em như Trung Quốc, không ai bất ngờ trước phát hiện này.

Kết quả hình ảnh cho thuốc giả trung quốc

Mai Ke, một nhà tranh đấu vì quyền lợi người tiêu dùng ở Quảng Đông cho rằng tồn tại và phổ biến ở đất nước này thứ văn hóa đồ giả trong tất cả các sản phẩm sản xuất trong nước.

Ông Mai cho biết các loại thuốc truyền thống Trung Quốc, vốn được sử dụng rộng rãi kết hợp với dược phẩm phương Tây trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, cũng nhiều đồ giả, và càng khó khăn hơn thuốc Tây trong việc quản lý.

Trả lời phỏng vấn RFA, các chuyên gia y tế ghi nhận rằng vấn đề trong sản xuất dược phẩm Trung Quốc không nằm ở chổ thiếu các tiêu chuẩn quản lý nghiêm ngặt đối với các cuộc thử nghiệm lâm sàng, mà là chính việc sản xuất.

“Tôi không nghĩ rằng con số 80 phần trăm là phóng đại”, chuyên viên y tế Luo Liang nói với RFA.

“Nếu bạn so sánh dược phẩm phương Tây sản xuất ở ngoại quốc với dược phẩm sản xuất ngay tại Trung Quốc, có một sự khác biệt rất lớn trong các thành phần thuốc, còn…

Theo Liang, đạo đức học thuật cũng là một lĩnh vực chưa phát triển ở Trung Quốc, dẫn đến một nền văn hóa học thuật chấp nhận các dữ liệu giả mạo.

Theo SBS