Home Cộng Đồng Rạn san hô Great Barrier ở Úc và TOP 10 di sản thiên nhiên ấn tượng nhất thế giới
Cộng Đồng

Rạn san hô Great Barrier ở Úc và TOP 10 di sản thiên nhiên ấn tượng nhất thế giới

(www.Alouc.com) – Theo bầu chọn của tờ 10MT, thác Iguazu (Brazil- Argentina), công viên quốc gia Yellowstone (Mỹ), rạn san hô Great Barrier (Australia)… là những di sản thiên nhiên ấn tượng nhất thế giới.

1. Thác Iguazu. Thác nước nằm trên sông Iguazu, biên giới của bang Parana (Brazil) và tỉnh Misiones (Argentina). Nó có độ cao thay đổi từ 60-82m. Số lượng những thác nước nhỏ dao động từ 150-300, tùy thuộc vào lượng nước.

2. Công viên quốc gia Yellowstone. Nằm ở các bang phía Tây Wyoming, Montana và Idaho của Mỹ. Yellowstone là vườn quốc gia đầu tiên và xưa nhất thế giới. Vườn có diện tích 8.980 km2, bao gồm các hồ, vực, sông và các dãi núi.

2. Công viên quốc gia Yellowstone. Nằm ở các bang phía Tây Wyoming, Montana và Idaho của Mỹ. Yellowstone là vườn quốc gia đầu tiên và xưa nhất thế giới. Vườn có diện tích 8.980 km2, bao gồm các hồ, vực, sông và các dãi núi.

3. Rạn san hô Great Barrier. Là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới bao gồm khoảng 3.000 tảng đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo, kéo dài khoảng 2.600 km, bao phủ một vùng có diện tích xấp xỉ 344.400 km2. Phần đá ngầm nằm ở khu vực biển San Hô, cách bờ biển Queensland về hướng Đông Bắc Australia.

3. Rạn san hô Great Barrier. Là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới bao gồm khoảng 3.000 tảng đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo, kéo dài khoảng 2.600 km, bao phủ một vùng có diện tích xấp xỉ 344.400 km2. Phần đá ngầm nằm ở khu vực biển San Hô, cách bờ biển Queensland về hướng Đông Bắc Australia.

4. Quần đảo Galapagos. Quần đảo gồm 13 đảo chính, 6 đảo nhỏ và 107 khối đá nằm ở phía Tây ngoài khơi bờ biển Ecuador, thuộc Thái Bình Dương, có tổng diện tích 8.010 km2. Quần đảo này nằm ở vị trí được xem là điểm nóng địa chất, nơi vỏ Trái Đất vẫn còn yếu do nham thạch phía dưới. Hòn đảo già nhất trong quần đảo được hình thành cách đây từ 5 - 10 triệu năm. Trong khi những hòn đảo trẻ nhất (Isabela và Fernandina) vẫn đang được hình thành và tạo ra các đợt phun trào núi lửa, lần phun trào mới nhất là năm 2005.

4. Quần đảo Galapagos: Quần đảo gồm 13 đảo chính, 6 đảo nhỏ và 107 khối đá nằm ở phía Tây ngoài khơi bờ biển Ecuador, thuộc Thái Bình Dương, có tổng diện tích 8.010 km2. Quần đảo này nằm ở vị trí được xem là điểm nóng địa chất, nơi vỏ Trái Đất vẫn còn yếu do nham thạch phía dưới. Hòn đảo già nhất trong quần đảo được hình thành cách đây từ 5-10 triệu năm. Trong khi những hòn đảo trẻ nhất (Isabela và Fernandina) vẫn đang được hình thành và tạo ra các đợt phun trào núi lửa, lần phun trào mới nhất là năm 2005.

5. Vườn quốc gia Los Glaciares. Vườn quốc gia nằm ở tỉnh Santa Cruz, Patagonia của Argentina. Năm 1981, vườn quốc gia này được công nhận là di sản thế giới của UNESCO. Được lập vào năm 1937, đây là vườn quốc gia lớn thứ hai ở Argentina.

5. Vườn quốc gia Los Glaciares: Vườn quốc gia nằm ở tỉnh Santa Cruz, Patagonia của Argentina. Năm 1981, vườn quốc gia này được công nhận là di sản thế giới của UNESCO. Được lập vào năm 1937, đây là vườn quốc gia lớn thứ hai ở Argentina.

6. Vườn quốc gia Yosemite. Là vườn quốc gia có lãnh thổ phần lớn thuộc về quận Mariposa và quận Tuolumne, California, Mỹ. Công viên này có diện tích 3.081 km2. Vườn được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1984.

6. Vườn quốc gia Yosemite: Là vườn quốc gia có lãnh thổ phần lớn thuộc về quận Mariposa và quận Tuolumne, California, Mỹ. Công viên này có diện tích 3.081 km2. Vườn được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1984.

7. Vườn quốc gia Serengeti. Vườn nằm ở phía bắc Tanzania giáp với Kenya và hồ Victoria. Nơi đây nổi tiếng vì có nhiều loài thú như sư tử, cá sấu, có cả ngựa vằn, nhưng đông nhất là linh dương đầu bò. Vườn quốc gia này được UNESCO nhận là di sản thế giới vào năm 1981.

7. Vườn quốc gia Serengeti: Vườn nằm ở phía bắc Tanzania giáp với Kenya và hồ Victoria. Nơi đây nổi tiếng vì có nhiều loài thú như sư tử, cá sấu, có cả ngựa vằn, nhưng đông nhất là linh dương đầu bò. Vườn quốc gia này được UNESCO nhận là di sản thế giới vào năm 1981.

8. Thác Victoria. Thác nước tại miền Nam châu Phi trên sông Zambezi, tại biên giới Zambia và Zimbabwe. Chiều cao từ thác Victoria đổ xuống hồ Quỷ là 108m. Mặc dù rất nguy hiểm, song nơi đây vẫn thu hút rất đông khách du lịch bởi khung cảnh hùng vĩ, thơ mộng.

8. Thác Victoria: Thác nước tại miền Nam châu Phi trên sông Zambezi, tại biên giới Zambia và Zimbabwe. Chiều cao từ thác Victoria đổ xuống hồ Quỷ là 108m. Mặc dù rất nguy hiểm, song nơi đây vẫn thu hút rất đông khách du lịch bởi khung cảnh hùng vĩ, thơ mộng.

9. Công viên quốc gia Te Wahipounamu. Công viên quốc gia nằm ở phía Tây Nam New Zealand (Đảo Nam). Với diện tích lên tới 2,6 triệu ha. Nó kéo dài từ các đảo trên biển Tasman sâu vào nội địa Đảo Nam đến 90 km và trải dài trên một bờ biển tới 450 km. Địa hình ở nơi đây là núi non hùng vĩ, các vách đá cao bên bờ biển, những thác nước, hồ nước, núi tuyết, sông băng và các vịnh hẹp.

9. Công viên quốc gia Te Wahipounamu: Công viên quốc gia nằm ở phía Tây Nam New Zealand (Đảo Nam). Với diện tích lên tới 2,6 triệu ha. Nó kéo dài từ các đảo trên biển Tasman sâu vào nội địa Đảo Nam đến 90 km và trải dài trên một bờ biển tới 450 km. Địa hình ở nơi đây là núi non hùng vĩ, các vách đá cao bên bờ biển, những thác nước, hồ nước, núi tuyết, sông băng và các vịnh hẹp.

10. Vườn quốc gia Goreme và khu núi đá Cappadocia. Goreme nằm trong địa phận thị xã Cappadocia, một vùng đất lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 50 triệu năm trước, địa hình nơi đây chỉ toàn khe nứt và miệng núi lửa. Sau đó, cùng với thời gian, đã có một lượng khổng lồ nham thạch phun trào từ núi lửa phủ kín bề mặt Cappadocia. Núi đá mềm hình thành từ nham thạch phun trào, bị bào mòn bởi gió, mưa và nước sông đã mang lại cho Cappadocia một vẻ đẹp kỳ thú, độc đáo hiếm thấy ở nơi nào trên thế giới.

10. Vườn quốc gia Goreme và khu núi đá Cappadocia:  Goreme nằm trong địa phận thị xã Cappadocia, một vùng đất lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 50 triệu năm trước, địa hình nơi đây chỉ toàn khe nứt và miệng núi lửa. Sau đó, cùng với thời gian, đã có một lượng khổng lồ nham thạch phun trào từ núi lửa phủ kín bề mặt Cappadocia. Núi đá mềm hình thành từ nham thạch phun trào, bị bào mòn bởi gió, mưa và nước sông đã mang lại cho Cappadocia một vẻ đẹp kỳ thú, độc đáo hiếm thấy ở nơi nào trên thế giới.