Home Cộng Đồng Ở một nơi mà những miếng băng vệ sinh có thể làm thay đổi cả cuộc sống một em gái
Cộng Đồng

Ở một nơi mà những miếng băng vệ sinh có thể làm thay đổi cả cuộc sống một em gái

Trong khi chúng ta còn mải lo làm đẹp hoặc suy nghĩ suy nghĩ mua sắm ở đâu, thì ở tại Nam Sudan, các trẻ em gái và phụ nữ trẻ vẫn không có băng vệ sinh mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Họ phải tự cách ly mình và không được đến trường, và khi không theo kịp các bạn, họ thường sẽ bỏ học.

Kể từ cuộc nội chiến ở Nam Sudan nổ ra vào cuối năm 2013, hàng chục ngàn người đã bị chết và hơn 2 triệu người phải bỏ nhà ra đi. Trong số những người bị buộc phải tìm kiếm chỗ ở tại các trại tị nạn ở các quốc gia láng giềng là hàng ngàn trẻ em và thiếu niên. Nhiều em đã trở thành trẻ mồ côi do cuộc nội chiến vẫn tiếp tục diễn ra.

Cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn hơn với trẻ em và các trẻ vị thành niên sống trong các trại tị nạn đông đúc quanh các quốc gia như Kenya, Sudan, Congo, Ethiopia và Uganda, các trẻ em gái lại có thêm những khó khăn khác khi phải vượt qua những ngày kinh nguyệt mà không có các sản phẩm vệ sinh cần thiết.

Khi đến kỳ kinh, các phụ nữ và trẻ em gái tại khu tị nạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự cách ly mình. Nhiều người buộc phải rời nhà tìm một chỗ nào ẩn náu trong thời gian này.

Sự gián đoạn liên tục lên cuộc sống của các em gái và phụ nữ đã ảnh hưởng đến việc học. Các em gái không có băng vệ sinh phải bỏ lỡ trung bình 3 tháng học trong một năm.

Với thời gian kéo dài như vậy khiến nhiều em gái bị tụt lại so với các bạn cùng lớp, và nếu không theo kịp, các em thường sẽ bỏ học. Các em gái buộc phải nghỉ học, và lấy chồng khi còn rất trẻ.

Một người hiểu rất rõ băng vệ sinh quan trọng như thế nào đối với tương lai các em gái là một người tị nạn Nam Sudan, Akeer Chut-Deng.

Bà Chut-Deng sinh ra ở Juba, thành phố thủ đô của Nam Sudan. Khi còn rất nhỏ, bà đã phải bỏ trốn cùng với gia đình sang tị nạn tại Ethiopia, sau đó là Kenya. Bà và gia đình cuối cùng đã được cấp visa tị nạn đến Úc hơn 20 năm trước.

Giờ đây sống ở Toowoomba, bà Chut-Deng chưa từng quay về quê hương kể từ khi đó.

“Khi tôi sinh con gái, tôi đã tự hỏi, nếu như con mình không được sinh ra ở một quốc gia tự do như thế này, con mình sẽ như thế nào nếu sinh ra ở Nam Sudan?

“Con gái tôi đã khiến tôi phải làm điều mà tôi luôn muốn làm.”

Bà mẹ trẻ này, cũng là một cựu người mẫu, đã quyết định bắt đầu dự án Freedom Pads, tài trợ băng vệ sinh cho những em nữ sinh ở Nam Sudan.

Không có quốc gia nào trên thế giới này có thể phát triển mà không có sự góp phần của phụ nữ, hoặc không có tiếng nói của nữ giới,” bà nói.

“Chúng ta phải giáo dục các em gái và chăm sóc các em nếu như chúng ta muốn một đất nước tốt đẹp hơn.”

Thông qua truyền thông, bà Chut-Deng quảng bá chiến dịch của bà và nhanh chóng tạo ra một nơi cho mọi người thoải mái nói về y tế và sức khỏe của các em gái tại nhưng nơi bị ảnh hưởng bởi chiến tranh như Nam Sudan và các trại tị nạn.

Đây là một chủ đề  thu hút rất nhiều sự quan tâm của phụ nữ Nam Sudan, nhưng người không có băng vệ sinh trong thời độ tuổi trưởng thành.

Đến tháng Ba năm 2018, Dự án Freedom Pads đã quyên góp đủ lượng tài trợ cần thiết để đến Uganda và Nam Sudan, và phân phát những băng vệ sinh có thể tái sử dụng cho các em gái trong trại tị nạn. Đây là lần đầu tiên bà Chut-Deng trở về nơi bà còn là một người tị nạn hơn 20 năm trước.

Tổng cộng có 1,500 băng vệ sinh đã được phân phát cho các nữ sinh tại các trại tị nạn ở Uganda và các trường học ở Juba, Nam Sudan.

Trong thời gian ở Uganda, bà Chut-Deng để biết về một trường hợp của một em gái, người đã vì những chuyện rất đỗi bình thường của phụ nữ là kinh nguyệt ảnh hưởng đến cuộc sống và việc học.

“Mỗi tháng cứ đến ngày là em phải nghỉ học.

“Cô bé đã bỏ lỡ buổi phân phát băng vệ sinh của một trong số các tổ chức NGO. Sau đó em cố mua lại từ bạn bè nhưng tất nhiên là chẳng ai muốn bán băng vệ sinh của mình cho em.

“Cô bé đã bỏ các buổi học và phải học lại. Và thông thường lý do của việc phải học lại một là học dốt hoặc là chậm phát triển.”

Trong nhiều cộng đồng ở Nam Sudan mà bà Chut-Deng ghé thăm, bà phát hiện việc nói về kinh nguyệt của phụ nữ vẫn còn là điều cấm kỵ. Chính bởi cảm giác xấu hổ khi nhắc đến chuyện này, mà phụ nữ và các em gái thường chọn cách im lặng trước đề tài sức khỏe giới tính.

Mặc dù các giáo viên và bác sĩ đa số là nam giới, Uganda được xem là đang có tiến triển trong việc nhìn nhận vấn đề giáo dục và sức khỏe cho phụ nữ. Khi có chuyến viếng thăm các khu tị nạn và trường học, và Chut-Deng thấy rất rõ sữ khác biệt giữa cộng đồng Nam Sudan và Uganda.

“Khi tôi tới một trại tị nạn ở phía bắc Uganda, phản hồi rất tích cực và nhiều đàn ông và giáo viên đã đề cập đến tính phù hợp của dự án. Họ nói “đây là sự khởi đầu rất tuyệt và chúng tôi rất trân trọng. Chúng tôi cần các em nữ sinh để cải thiện giáo dục và sự có mặt của cô ở đây là điều rất tuyệt vời.”

Mặc dù vậy, khi được thoải mái nói về vấn đề sức khỏe tình dục, những suy nghĩ truyền thống về giới tính cũng kìm hãm các em không dám lên tiếng.

“Một trong những điều tôi không thích đó là khi tôi yêu cầu giáo viên cho phép tôi được gặp các em nữ sinh lớn để giúp tôi phân phát băng vệ sinh và để có một buổi nói chuyện về vấn đề kinh nguyệt, thì họ lại nói là ‘các em ấy chưa đủ thông minh để hiểu chuyện đó đâu’.

“Tôi rất không thích điều này. Làm sao mà các em không thông minh cho được.”

Trong khi đến thăm thành phố Juba ở Nam Sudan, bà Chut-Deng nhận thấy người dân ở đây ngày càng nghèo khổ hơn.

“Khi tôi đến Juba, có một nhóm người dân ngồi bên vệ đường và tôi chú ý đến một bà lão quấn một sợi dây quanh bụng.

“Tôi bước tới khi bà ấy nói với tôi ‘con gái, có thể giúp bà thứ gì đó để mua nước không?’.

“Tôi nhìn bà và muốn khóc, trông bà rất gầy guộc. Tôi cho bà ít tiền, nhưng tôi biết số tiền đó chẳng thể giải quyết được vấn đề.”

Theo SBS Vietnamese