Home Cộng Đồng Nước Úc đã tham chiến tại Việt Nam, giờ cần giúp Việt Nam hội nhập
Cộng Đồng

Nước Úc đã tham chiến tại Việt Nam, giờ cần giúp Việt Nam hội nhập

(www.Alouc.com) – “Tôi cảm thấy có lỗi khi Úc đã tham chiến trong cuộc chiến tranh VN và tôi là một công dân Úc, tôi muốn làm điều gì đó để có thể đền bù lại cái sai mà đất nước chúng tôi đã đối xử với đất nước các bạn”.

Ngày 19/11 đánh dấu 20 năm Việt Nam kết nối với quốc tế qua mạng Internet. 20 năm vừa rất lâu, vừa rất nhanh, cả với người trong cuộc và thế hệ trẻ, những người thụ hưởng thành quả bây giờ, nhìn lại. Những người đặt viên gạch đầu tiên cho Internet Việt Nam chắc chưa thể hình dung 20 năm sau, dải đất hình chữ S trở thành một trong số những quốc gia phát triển Internet hàng đầu thế giới. Còn các bạn trẻ thế kỷ 21, khi lướt mạng 4G với những thiết bị cầm tay nhỏ xinh nhưng mạnh mẽ chắc cũng không hình dung được những gian khó của 20 năm trước. Nhân dịp này, Tạp chí Khám phá giới thiệu bài viết nhìn lại 20 năm Internet Việt Nam của những đồng nghiệp Báo Tuổi trẻ và những người trong cuộc ở NetNam. Kính mời quý độc giả cùng theo dõi.

Giáo sư Rob kể: “Cùng thời gian này tôi cũng hỗ trợ các cơ quan chính phủ, ngân hàng, viện nghiên cứu, thư viện quốc gia ở Philippines, Bangladesh và cả Trung Quốc kết nối Internet, nhưng nỗ lực và dành nhiều thời gian công sức nhất vẫn là cho VN.

Có nhiều lý do để tôi làm việc này. Đầu tiên là tôi gặp nhiều du học sinh, sinh viên VN ở Úc với tinh thần hiếu học nhưng khi về VN lại không có cơ hội sử dụng các kiến thức này, và tôi cứ tự vấn mình làm thế nào để các bạn ấy có thể dùng kiến thức của họ khi trở về.

Chính điều đó đã thúc đẩy tôi tìm kiếm cách thức kết nối các bạn với thế giới.

Kế đến là tôi cảm thấy có lỗi khi Úc đã tham chiến trong cuộc chiến tranh VN và tôi là một công dân Úc, tôi muốn làm điều gì đó để có thể đền bù lại cái sai mà đất nước chúng tôi đã đối xử với đất nước các bạn”.

Nước Úc đã tham chiến tại Việt Nam, giờ cần giúp Việt Nam hội nhập - 1

Giáo sư Rob Hurle.

Cũng chính nhờ có thời gian làm việc với Philippines nên giáo sư Rob mới biết tên miền domain.ph ở Philippines đã bị một cá nhân đăng ký và người này muốn bán lại cho chính phủ với một số tiền rất lớn.

Ông nghĩ VN thế nào cũng có tình trạng tương tự khi có nhiều kiều bào sống ở nơi đã có Internet phát triển nên đã bàn với ông Thái nhanh chóng đăng ký và giữ được cái tên miền domain.vn vào năm 1994.

Việc thử nghiệm Internet ở Việt Nam bắt đầu từ sự hợp tác giữa ông Trần Bá Thái và các cộng sự với nhóm của giáo sư Rob Hurle thuộc ĐH Quốc gia Úc để phát triển thử nghiệm mạng VAREnet (Vietnam Academic Research & Educational Network) vào năm 1994. NetNam khi đó chưa là doanh nghiệp mà chỉ là một mạng dịch vụ của Viện Công nghệ thông tin.

Sau đó, Trung tâm Thông tin khoa học công nghệ quốc gia thuộc Bộ Khoa học – công nghệ và Môi trường (Bộ KH&CN hiện nay) liên kết với mạng Toolnet của Hà Lan vào năm 1994. Vào năm 1995, Trung tâm KH&CN thuộc Sở KH-CN và Môi trường TP.HCM liên kết với nút mạng ở Singapore vào năm 1995 với tên gọi là mạng HCMCNET.

Năm 1996, Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông (VNPT) tại hai địa điểm Hà Nội và TP.HCM thông qua hai cổng quốc tế 64 Kb/giây kết nối Internet Sprintlink (Mỹ).

Khó thể tưởng tượng được từ năm 1993-1997, Internet ở VN được coi là phân nửa (50%) bất hợp pháp. Với những người đi tiên phong mở đường đưa Internet vào VN thời điểm đó, không hề có hào quang mà chỉ có khổ sở với những công sức lặng thầm.

Sau 20 năm nhìn lại, ông Trần Bá Thái nói: “Internet vào VN do những yếu tố khác nhau thúc đẩy. VN đang nghèo và khó khăn, cần tìm kiếm cơ hội mở cánh cửa hội nhập“.

TS Mai Liêm Trực nhớ lại khoảng thời gian mà ông và những cộng sự đang khát khao Internet “phải nghĩ ra đủ lý lẽ để thuyết phục lẫn nhau và thuyết phục cấp cao để được sự đồng thuận”.

Nước Úc đã tham chiến tại Việt Nam, giờ cần giúp Việt Nam hội nhập - 2

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm hệ thống server đầu tiên của Công ty Điện toán và Truyền số liệu – VDC. Ảnh: T.L.

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thuyết phục và chuẩn bị để Internet vào VN, ông Vũ Hoàng Liên, chủ tịch Hội Internet VN, nguyên giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC), cho biết để thuyết phục thì VDC phải demo cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành có liên quan biết Internet là gì. Thường là họ mời khách đến tầng 5 tòa nhà Bưu điện Hà Nội – số 75 Đinh Tiên Hoàng.

Đúng ra phải demo online nhưng để đảm bảo không có sự cố bất trắc gì, các bạn kỹ thuật hay download về server offline để demo. Quan khách đều thấy Internet tốc độ nhanh, chạy mượt mà. Lúc đó thiết bị to và nhiều lại gây ấn tượng chứ không phải nhỏ gọn như bây giờ” – ông Liên nói.

Sau khi nhóm của ông Trần Bá Thái thuộc Viện Công nghệ thông tin thử hệ thống email đầu tiên, đến năm 1995 VDC đã triển khai hệ thống truyền số liệu. Ngoài ra, còn có hai nhóm khác cũng có những thử nghiệm thành công về mạng là nhóm VAST tại Khánh Hòa và nhóm Trí tuệ Việt Nam với mạng Intranet.

Theo Tuổi Trẻ