Home Cộng Đồng “Lao động xuất khẩu của Việt Nam mỗi năm gửi về 3 tỷ USD”
Cộng Đồng

“Lao động xuất khẩu của Việt Nam mỗi năm gửi về 3 tỷ USD”

Việt Nam đặt mục tiêu đưa khoảng một triệu lao động đi lao động, học tập ở nước ngoài, đến nay đã thực hiện được với khoảng 500.000 người.

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng): Số lượng người đi lao động nước ngoài tăng, góp phần tăng thu nhập. Nhưng phần lớn lao động của chúng ta xuất khẩu là lao động tay nghề thấp. Hiện nay có tình trạng công ty xuất khẩu lao động thiếu trung thực, đem con bỏ chợ, khiến người lao động lâm vào cảm mắc nợ, nếu về nước thì nợ càng nhiều hơn. Ở nhiều thị trường lao động tốt thì lại có tình trạng trốn việc, ra làm công ty khác…ảnh hưởng đến hình ảnh của lao động Việt Nam.

Trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào? Làm sao để nâng cao chất lượng đào tạo lao động xuất khẩu?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Xuất khẩu lao động là một chủ trương của Đảng và Nhà nước, được cụ thể bằng luật pháp. Chúng ta đã từng đặt ra mục tiêu sẽ có 1 triệu thanh niên, người lao động được đi lao động học tập tại nước ngoài.

Đến nay, chúng ta có khoảng 500.000 người đang làm việc tại nước ngoài. Số lượng này gần đây có tăng lên, đặc biệt năm 2017, chúng ta xuất khẩu lao động được 134.000 người. Thị trường tiềm năng trước đây khó khăn như Hàn Quốc đã nối lại được.

Bình quân thu nhập mỗi năm thu về từ các lao động ở nước ngoài là xấp xỉ 3 tỷ USD. Tỉnh Nghệ An mỗi năm số tiền từ lao động nước ngoài gửi về là 250 triệu USD.

Tuy nhiên, đúng như đại biểu nói một số thị trường tiềm năng tỷ lệ bỏ trốn, kết thúc hợp đồng không chịu về nước rất cao, đặc biệt là Hàn Quốc. Vì lý do này, Hàn Quốc đã cấm lao động Việt Nam trong 4 năm. Những người trốn thường là lao động tay nghề cao, lương cao và trốn được thuế.

Chúng tôi tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động, giảm tình trạng lao động trốn việc ở nước ngoài.

Nhieu vu xam hai tre em chi duoc xu ly khi co y kien cap cao? hinh anh 1

Sắp có thỏa thuận về việc lao động qua biên giới Trung Quốc

ĐB Đôn Tuấn Phong (An Giang): Trong báo cáo của Bộ, tỷ lệ lao động qua đào tạo 2017 là 56,1%, nhưng có ý kiến thực tế thấp hơn, điều này có đúng hay không và chất lượng lao động đã qua đào tạo thế nào?

Tình trạng lao động giáp biên tự do sang nước ngoài làm việc tự do khá phổ biến.

Xin Bộ trưởng cho biết thực trạng và giải pháp vừa quản lý và bảo vệ người lao động?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tỷ lệ đào tạo cho rằng con số này khả thi và không có gì là hình thức, 56% thực chất chỉ có 22% số đào tạo có chứng chỉ. Nếu con số bình quân so với các nước xung quanh chưa phải là cao. Đây là tính cả số truyền nghệ, công nhân kỹ thuật thời gian dài, thậm chí là bàn tay vàng nhưng không được cấp chứng chỉ.

Lao động qua biên giới thời gian qua Thủ tướng rất quan tâm, hiện nay có khoảng 139.000 lao động thường xuyên qua lại biên giới và các tỉnh giáp danh chủ yếu là Trung Quốc 100.000 người, Thái Lan 20.000 người và Lào là 13.000 người… Điều này phụ thuộc chủ yếu và tập tục địa phương, văn hóa, mối quan hệ thuận lợi, thu nhập cao. Số lao động này khi sang làm việc đều đảm bảo về mặt pháp lý có hộ chiếu, visa nhưng lại không có giấy phép hành nghề.

Hiện nay chúng ta thiếu ở khuôn khổ pháp lý trong luật chưa quy định. Bộ đã cố gắng đàm phán với các nước để có hiệp định nhưng có nước đàm phán được, có nước chưa chấp nhận.

Riêng 7 tỉnh phía bắc Bộ đã ký biên bản ghi nhớ với các tỉnh Trung Quốc để đảm bảo 2 bên thống nhất quản lý tránh rủi ro, dự kiến tháng 7 xong biên bản.

Còn Thái Lan đã đàm phán 3 lần nhưng chưa xong. Tuy nhiên mới đây, Thủ tướng 2 bên đã trao đổi để đi đến thống nhất, Thái Lan sẽ áp dụng cơ chế với Việt Nam như 3 nước biên giới. Dự kiến số lao động tại đây cũng sẽ tăng lên 50.000 người từ 20.000 người hiện nay.

Theo Zing