Home Cộng Đồng Hết thời ẩn mình, Trung Quốc mang tiền “rải” khắp thế giới
Cộng Đồng

Hết thời ẩn mình, Trung Quốc mang tiền “rải” khắp thế giới

Bí quyết thành công của Trung Quốc trong quan hệ với châu Phi để cho đồng tiền đảm trách vai trò đi tiên phong khai hoang mở lối trên châu lục và không đưa ra bất cứ điều kiện chính trị gì.

Vừa rồi, Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Châu Phi  (Focac) lần thứ 5 được tổ chức tại thỉ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, nhưng mới chỉ là lần thứ 2, sau năm 2015 ở Nam Phi, với sự tham dự ở cấp cao nhất của Trung Quốc và các nước thành viên. Trước đó, diễn đàn này chỉ ở cấp bộ trưởng. Trừ Eswatini, trước đây có tên gọi là Swasiland, là nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan nên không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, tất cả các quốc gia châu Phi khác đều tham gia Focac.

Chỉ riêng việc tổng thống của tất cả các nước thành viên châu Phi của Focac đều tới Bắc Kinh tham dự sự kiện năm nay đã đủ để Trung Quốc coi là thành công và là bằng chứng rất thuyết phục về sự coi trọng mà các nước châu Phi dành cho Trung Quốc. Nó cho thấy ở châu Phi, Trung Quốc đã gây dựng được ảnh hưởng sâu rộng và vai trò nổi trội hơn hẳn tất cả các đối tác bên ngoài khác, đặc biệt là Mỹ, EU, Nhật Bản và Ấn Độ.

Bí quyết thành công của Trung Quốc trong quan hệ với châu Phi để cho đồng tiền đảm trách vai trò đi tiên phong khai hoang mở lối trên châu lục và không đưa ra bất cứ điều kiện chính trị gì. Cách làm ấy khác biệt cơ bản so với Mỹ và EU, Nhật Bản và Ấn Độ không thể cạnh tranh nổi về khả năng tài chính và rất được các quốc gia châu Phi tâm đắc. Cho tới nay, Trung Quốc là nước đầu tư trực tiếp nhiều nhất vào châu Phi và đã trở thành đối tác kinh tế và thương mại quan trọng nhất của châu Phi. Trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các nước châu Phi, Trung Quốc xuất phát chậm hơn so với Mỹ và EU nhưng giờ đã vượt cả hai đối tác này, đồng thời lại đi trước Nhật Bản và Ấn Độ nên càng bỏ xa được Nhật Bản và Ấn Độ.

Tại Focac lần thứ 4 năm 2015 ở Johanesburg (Nam Phi), Trung Quốc cam kết dành cho các nước châu Phi 60 tỷ USD để phát triển kinh tế xã hội. Tại Focac năm nay ở Bắc Kinh, Trung Quốc tuyên bố dành cho các nước châu Phi thêm 60 tỷ USD nữa, trong đó có 15 tỷ USD là tín dụng với lãi suất ưu đãi, 20 tỷ USD với lãi suất không được ưu đãi, 15 tỷ USD cho hai quỹ tài chính và 10 tỷ USD cam kết của doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào châu Phi.

Trong hợp tác với các nước châu Phi, tức là sử dụng nguồn tài chính nói trên, Trung Quốc tập trung vào đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại, xây dựng nền tảng công nghiệp cho các nước châu Phi, đầu tư vào giáo dục và đào tạo cho thế hệ trẻ ở châu Phi và viện trợ quân sự cho những đối tác đặc biệt của Trung Quốc ở châu Phi. Cả những định hướng hợp tác trọng tâm này của Trung Quốc với các nước châu Phi cũng rất khác so với Mỹ, EU hay những đối tác bên ngoài khác.

Tại Focac năm nay có thể thấy rõ chủ ý của Trung Quốc là tận dụng lợi thế hiện đã có ở châu Phi để bỏ xa hơn nữa tất cả các đối tác khác. Cho nên Trung Quốc mới kiên quyết bác bỏ những cáo buộc rằng Trung Quốc thực thi “chủ nghĩa thực dân mới” ở châu Phi và tìm mọi cách xua tan lo ngại ở phía các nước châu Phi về nguy cơ bị sa vào “cái bẫy nợ” của Trung Quốc như đã xảy ra với Sri Lanca.  Cho nên chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đặc biệt nhấn mạnh là Trung Quốc không đưa ra bất cứ điều kiện chính trị nào trong quan hệ hợp tác với các nước châu Phi. Cho nên Trung Quốc tiếp tục hào phóng mở hầu bao để quyến rũ và ràng buộc các đối tác châu Phi.

Rượu vang Úc khóc ròng vì Trung Quốc chơi chiêu trả đũa

Focac năm nay còn cho thấy Trung Quốc đã thành công với việc chinh phục châu Phi nhưng để bảo toàn và mở rộng những lợi ích chiến lược lâu dài trên châu lục này thì chẳng khác gì trong tình cảnh “đã đâm lao nên phải theo lao”, tức là rồi sẽ còn phải đổ thêm nhiều công của nữa vào châu Phi. Và Trung Quốc đã bắt đầu tận dụng ưu thế và lợi thế có được từ quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các nước châu Phi để vươn tới vai trò và ảnh hưởng về chính trị cũng như quân sự trên châu lục này.

Theo Dân Việt