Home Cộng Đồng Elon Musk bán gói cước internet từ vũ trụ, chỉ từ 9.99USD đến 29.99USD nhưng tốc độ lên tới 1 triệu Mbps?
Cộng Đồng

Elon Musk bán gói cước internet từ vũ trụ, chỉ từ 9.99USD đến 29.99USD nhưng tốc độ lên tới 1 triệu Mbps?

(www.Alouc.com) – Thông tin ông chủ của SpaceX Elon Musk sắp sửa mở bán các gói cước internet với mức giá chỉ 9,99-229,99 USD và được phát từ vệ tinh ngoài vũ trụ đang làm dư luận xôn xao.

Những ngày qua, trên mạng internet tại Việt Nam xuất hiện hình ảnh được cho là bảng báo giá các gói cước internet cung cấp qua vệ tinh cho toàn thế giới sắp được ông chủ của công ty SpaceX là Elon Musk tung ra đã khiến cộng đồng mạng xôn xao.

Hình ảnh này đã lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội Facebook tại Việt Nam, trong đó ghi rõ SpaceX sẽ tung ra 3 gói cước dịch vụ internet được cung cấp cho mọi người dùng trên toàn cầu cũng như những ai đang… du hành vũ trụ với mức giá chỉ 9,99-29,99 USD.

Giá cụ thể của 3 gói cước trong hình ảnh này gồm có gói cước cơ bản rẻ nhất là StandardX giá 9.99 USD sẽ được cấp dung lượng 1.000 GB mỗi tháng với tốc độ 10.000 Mbps và có thể nhắn tin với nội dung ngắn trên toàn cầu. 

Gói cao cấp hơn là PremiumX được cấp dung lượng 2.000 GB/tháng với tốc độ 20.000 Mbps, được hỗ trợ nhắn tin không giới hạn trên toàn cầu, giá 19.99 USD. 

Gói cước mạnh nhất mang tên ProfessionalX có giá 29.99 USD. Người dùng gói này sẽ có thể sử dụng internet mà không bị giới hạn dung lượng ở tốc độ siêu nhanh 1.000.000 Mbps và cung cấp cho cả người dùng trên trái đất lẫn trong… thiên hà của chúng ta.

Thông tin này khiến nhiều người xôn xao và cho rằng nó quá rẻ, hoàn toàn có thể đánh bại các gói cước internet của các nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhiều người hồ hởi cho rằng tháng 2 vừa qua, SpaceX đã phóng thành công nhiều vệ tinh mới và những vệ tinh này được phóng là để cung cấp các gói cước internet trên.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu, một chuyên gia công nghệ viễn thông tại TP HCM cho biết đây chỉ là tin đồn từ năm 2017. Chuyên gia này cho biết bức ảnh trên từng xuất hiện trên trang mạng Imgur từ cuối năm ngoái và được xác nhận là sản phẩm của Photoshop mà thôi.

Theo NLĐ