Home Cộng Đồng ĐI ĐÂU CŨNG GẶP RÁC TRUNG QUỐC
Cộng Đồng

ĐI ĐÂU CŨNG GẶP RÁC TRUNG QUỐC

Đến các bãi biển tại Úc thỉnh thoảng lại thấy các mảnh nhựa và các chai nhựa tạt vào và không ít người rủa thầm về sự thiếu ý thức của những người Úc tuy nhiên phần lớn đó không phải là rác của người Úc mà từ nước ngoài, trong đó đến một phần ba đến từ Trung Quốc.

Đây là kết quả của một cuộc khảo sát về nguồn gốc rác do Trung Tâm nghiên cứu Hải dương học Quốc gia (National Marine Science Centre: NMSC) phối hợp với Đại học Southern Cross U. Trong tổng số các chai nhựa chặt tại một bờ biển xa xôi ít người đến ở phía nam Wooli, một thị trấn du lịch ở vùng North Coast của NSW, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận đến một phần ba là sản phẩm Trung Quốc. Còn lại các chai nhựa khác đến từ Đài Loan, Malaysia, Singapore, Philippines, Tây Ban Nha và Hà Lan.

 

Dự án này do Phó Giáo sư Steve Smith thuộc đại học Southern Cross và nhà nghiên cứu Kelsey Bannister thuộc NMSC đảm trách, muốn thu nhặt 1000 chai nhựa tấp vào bờ biển đọan từ Coffs Harbour đến biên giới Queensland, sau đó chụp hình chúng và qua việc đo đạc mức tăng trưởng của các loại rong tảo hay vi sinh vật bám vào chai để xác định thời gian chúng nằm trôi nổi trên biển.

Từ các loại nhãn hiệu, giới nghiên cứu sẽ xác định là loại thức uống này có bán tại Úc hay không, hay chúng bị ném từ tàu biểu hay đã băng cả ngàn cây số từ “mẫu quốc” để tấp vào bờ biển Úc.

Phó giáo sư Smith cho biết nhãn hiệu phổ biến nhất là của một công ty đóng chai nước lọc Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thường xuyên phát hiện chúng tại các bờ biển Úc trong vòng 12 tháng qua.

 

Ông nói: “Điều chúng tôi biết là các vật thể bằng nhựa ấy nổi trong nước và có thể trôi nổi một thời gian dài và việc chúng trôi từ Trung Quốc đến Úc là điều hợp lý. Một số không có có rong tảo mọc bám nên có thể bị vứt từ các tàu biển. Chúng tôi muốn tìm hiểu tại các chai nhựa này đến từ đâu và làm thế nào chúng có thể đến đây”

Giáo sư cho biết từ hơn một thập niên qua các nhà hải dương học cho rằng khoảng 80% đến từ đất liền và 20% đến từ biển. Tuy nhiên Phó giáo sư Smith cho thấy trong những năm qua số lượng rác thải với chữ nước ngoài tấp vào bờ biển Úc ngày càng nhiều, chiếm đến 50% số lượng rác tại các bãi biển.

ÔNG VUA NHÀ Ổ CHUỘT TẠI SYDNEY
ÔNG VUA NHÀ Ổ CHUỘT TẠI SYDNEY

 

Trong khi đó thì báo chí Anh thông tin về việc một cặp vợ chồng Úc nhặt được lá thư trong chai thủy tinh trôi lạc trên biển 44 năm, do cậu bé 14 tuổi ném xuống biển năm 1971.

Cặp vợ chồng này là Shaun và Shelley Thomas, ngụ tại Brisbane. Họ đến du lịch tại Scotland và trong buổi đêm dạo chơi bãi biển, họ đã nhặt được chiếc vỏ chai thủy tinh chứa một lá thư. Khi mở ra, họ nhìn thấy những dòng chữ nguệch ngoạc có nội dung:“Raymond Davidson đã ném chai thủy tinh này xuống biển tại Cove Aberdeen vào ngày 15/1/1971. Hãy liên hệ theo địa chỉ 62, đường Ullswate, Carlisle”.

 

Chiếc chai rỗng nằm trên một đụn cát tại Rattray Head, bờ biển phía đông bắc Scotland, chỉ cách nơi cậu bé Raymond ngày nào thả chai rượu khoảng 70 km. Nếu di chuyển theo đường thẳng thì chai rượu rỗng này đã “đi” mỗi năm 1.6 km.

Hai vợ chồng sau đó đã đăng tải bức thư lên mạng xã hội để tìm Raymond và cuối cùng họ cũng tìm ra. Cậu bé 14 tuổi năm nào nay đã lớn tuổi và đang sinh sống trong thị trấn thuộc miền đông bắc nước Anh.

 

Khi biết được chiếc chai chứa bức thư đã có người nhặt được, ông Raymond không giấu được sự bồi hồi: “Khi lớn lên một chút, tôi thường đến thăm ông bà tôi tại Aberdeen. Họ đã sống một cuộc đời thú vị và hai người luôn khuyến khích tôi tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh. Tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp cùng ông bà mình. Thú thực, tôi cũng không thể nhớ tại sao mình lại muốn gửi đi một thông điệp gì đó trong chai rượu và ném nó xuống biển. Nhưng điều tuyệt vời nhất là c

 

Theo : Viêt Luận