Home Cộng Đồng Câu chuyện cổ tích về một người Việt tị nạn trở thành giáo sư đầu ngành nghiên cứu y khoa tại Úc
Cộng Đồng

Câu chuyện cổ tích về một người Việt tị nạn trở thành giáo sư đầu ngành nghiên cứu y khoa tại Úc

(www.Alouc.com) – Sau khi vượt biên và đến Úc bằng thuyền vào năm 1981, nhiều người thường né tránh những công việc lao động nặng nhọc, nhưng với ông Tuan Nguyen dù chỉ nhận được công việc rửa bát tại bệnh viện Vincent’s thì ông ấy lại nghĩ đó là rất may mắn rồi.

Cơ hội đến với ông Tuan Nguyen khi bà Ramsay xem qua giấy xin việc của ông, và chấp nhận cho ông Nguyen làm việc rửa chén trong nhà bếp của bệnh viện Vincent’s tại Sydney.

Đó là năm 1982, chỉ vài ngày sau khi đặt chân đến đất nước mới. Ông Nguyen khi đó là một người tị nạn, đang tìm cách chạy trốn khỏi sự bách hại của chế độ cộng sản.

36 năm sau, Ông Nguyen vẫn làm việc tại bệnh viện Vincent’s nhưng được biết đến là Giáo sư Nguyen. Và trong thứ bẩy vừa rồi, ông đã được trao bằng Tiến sĩ khoa học từ trường đại học New South Wales với sự công nhận cho sự đóng góp trong một phần tư thế kỷ nghiên cứu trong lĩnh vực loãng xương, gẫy xương tại học viện Garvan.

Ông Nguyen chia sẻ với tờ Guardian Australia từ văn phòng của mình tại học viện Garvan rằng chính buổi phỏng vấn xin việc tại nhà bếp là cơ hội, may mắn đầu tiên, và tuyệt vời nhất của ông đến từ đất nước đã cưu mang ông.

“Tôi chỉ cần một cơ hội, cơ hội đó là tìm được một công việc và được làm việc. Sự va chạm đó đã giúp tôi học cách sống tại nước Úc”

Để có được công việc, ông ấy đã từng nói dối rằng mình có hai năm kinh nghiệm làm việc khi được bà Ramsay phỏng vấn. Ông được nhận và bắt đầu công việc ngay vào ngày sau đó.

Nhưng chỉ hai tuần sau, cảm thấy có lỗi với lời nói dối, ông đã thú nhận với bà Ramsay về sự vụng về của mình.

“Tôi biết” ông Nguyen nhắc lại những lời nói của bà Ramsay. “Tôi có thể thấy qua hồ sơ xin việc của anh, anh chỉ mới đến Úc có vài tháng, nhưng tôi muốn cho anh một cơ hội”

Hơn ba thập kỷ sau đó, bà Ramsay đã không còn, nhưng nhà bếp của bà vẫn còn ở đó.

Ông Nguyen bây giờ đang là người đứng đầu nhóm nghiên cứu chứng loãng xương của học viện Garvan. Đây là một nghiên cứu về loãng xương có thời gian tiến hành lâu nhất trên thế giới. Nghiên cứu này đã giúp cải thiện khả năng dự đoán, chuẩn đoán, và điều trị gẫy xương, và nghiên cứu các nhân tố di truyền cơ bản gây ra căn bệnh.

“Tôi từng rất hứng thú cho việc tìm hiểu và nghiên cứu” Ông Nguyen chia sẻ. “Tôi từng muốn làm một điều gì đó để giúp đỡ những người ngoài đường”. “Bạn có đang tạo ra những sự thay đổi cho cuộc sống của người khác?” “Tôi luôn tự hỏi bản thân câu hỏi đó, vì đó chính là những điều quan trọng”

Ông  Nguyen đã phải chạy trốn khỏi Việt Nam vào 1981 trên một con thuyền dưới sự áp bức của chế độ công sản đặc biệt là lên giới trí thức luôn bị lấy đi sự tự do. (Ông Nguyen từng tốt nghiệp ngành kỹ sư)

Một vài tháng trước đó, anh trai của ông đã lên một chiếc thuyền, 20 trong số những người trên con thuyền đó không bao giờ được tìm thấy và được cho là đã mất tích trên biển.

“Chính vì thế các anh chị em và tôi biết hành trính đó nguy hiểm như thế nào”
“Nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác, chúng tôi không thể sống ở Việt Nam”

Con thuyền của ông lênh đênh trên biển 4 ngày 3 đếm trước khi đến một làng chài tại phía nam Thái Lan. Đó là nơi ông được đưa đến trại tiến hành quá trình tị nạn. Trong một cuộc phỏng vấn, ông nói rằng ông muốn đến nước Úc, vì ông muốn nhìn thấy Kangaroo. Và cuối cùng ông đã được chấp nhận cho phép tị nạn.

Ông Nguyen là một trong số hàng ngàn con người được chấp nhận tị nạn như một phần trong việc hỗ trợ quốc tế giúp đỡ những người Việt Nam tị nạn phải rời bỏ quê hương, là một trong những người đầu tiên của chương trình US-led Orderly Departure Program, hoạt động đã giúp tái định cư cho hơn 600.000 người tị nạn tại 40 quốc gia trong hơn 17 năm.

Đặt chân đến một đất nước mà ông biết rất ít về nó, và chỉ với 30 đô tiền hỗ trợ tái định cư có trong túi, ông Nguyen nhớ rằng mình đã khánh kiệt trong ngày đầu tiên tại Úc.

Nhưng ông cũng nhớ lại một cách sâu sắc đó chính là sự giải phóng, sự tự do trong đi lại, không bị theo dõi hay tra hỏi những quyển sách ông đọc là gì, đã nói chuyện với những ai và đã đi những đâu.

Ông Nguyen đã từng có rất ít vốn từ vựng tiếng Anh. Và sự cố gắng đầu tiên trong việc học của ông thật lộn xộn. Ông ấy đã tìm thấy hiệu sách Dymocks tại Sydney và cố gằng hỏi mua quyển từ điển tiếng anh Oxford nhưng không thể phát âm chính xác tiêu đề của quyển sách.

Cuối cùng bằng việc ghi ra tên quyển sách mà ông muốn, ông đã có được quyển sách thứ dậy ông một ngôn ngữ mới.

Ông ấy nói, ông ấy vẫn luôn đang học hỏi cho đến bây giờ. Sau một vài năm với hai công việc, làm việc vất vả ngày đêm. Ông ấy đã trở lại trường đại học và nhận đươc tấm bằng thạc sĩ ứng dụng thống kê từ đại học Macquarie, sau đó là bằng tiếng sĩ y khoa tại UNSW.

Và sau 27 năm làm việc trong nghiên cứu Dubbo. Ông Nguyen bây giờ đã là người đứng đầu nhóm nghiên cứu. Được trao bằng tiến sĩ khoa học, tấm bằng học vị danh dự cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học, ghi nhận sự đóng góp của ông trong nỗ lực toàn cầu nhằm hiểu và đánh giá chứng loãng xương.

Ông Nguyen đã từng không thể trở về Việt Nam trong 18 năm. Nhưng giờ đây ông trở về thường xuyên hỗ trợ trong việc đống góp vào chương trình nghiên cứu y khoa tại Việt Nam. Ông đã thành lập phòng nghiên cứu, thí nghiệm tại trường đại học Tôn Đức Thắng và là người sáng lập Hội loãng xương Việt Nam.

“Nhưng tại đây, nước Úc. Đây chính là quê hương thứ hai của tôi, và với những đữa con của tôi đó chính là quê hương của chúng, nếu không có nước Úc, tôi đã không có một công việc. Ở Việt Nam tôi có thể chỉ là một thanh niên trăn trâu. Với lý lịch Việt Nam Cộng Hoà của tôi, nếu tôi có thể ở lại tôi đã có thể có vài mẩu ruộng và một con trâu.”

Bạn nên xem: Người Việt ở Úc – Khi người Việt thị… người Việt

Theo Vietucnews / Duhocsinh.us